Từ 1/7/2025, Láng Hạ thuộc phường nào? Phường phải đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Mua bán nhà đất tại Hà Nội
Nội dung chính
Từ 1/7/2025, Láng Hạ thuộc phường nào?
Láng Hạ là tên gọi để chỉ một con đường giao thông và một phường tại thủ đô Hà Nội.
Đường Láng Hạ là một tuyến phố quan trọng chạy qua địa bàn quận Đống Đa và một phần quận Ba Đình. Con đường có chiều dài khoảng 1.654 m, rộng trung bình 21 m, bắt đầu từ ngã tư Giảng Võ - La Thành, cắt ngang qua giao lộ Thái Hà – Huỳnh Thúc Kháng, và kết thúc tại giao với đường Láng bên bờ sông Tô Lịch.
Đường Láng Hạ thuộc hai phường là phường Láng Hạ (quận Đống Đa) và phường Thành Công (quận Ba Đình).
Từ 1/7/2025, Láng Hạ thuộc phường nào?
Theo Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 năm 2025 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025, phường Láng Hạ và phường Thành Công đều được sắp xếp địa giới hành chính, cụ thể:
- Địa giới phường Láng Hạ sẽ được chia thành 3 phần thuộc địa phần các phường mới là phường Giảng Võ; phường Đống Đa; phường Láng
- Còn phường Thành Công thì một phần sẽ thuộc địa giới phường Giảng Võ mới, một phần thuộc địa giới phường Ô Chợ Dừa mới.
Theo đó, đường Láng Hạ là ranh giới của 4 địa giới hành chính phường mới gồm: phường Láng ;phường Đống Đa; phường Ô Chợ Dừa; phường Giảng Võ.
Còn phường Láng Hạ sau sắp sếp thuộc địa giới của 3 phường là phường Giảng Võ; phường Đống Đa; phường Láng.
Lưu ý: Do việc sáp nhập phường làm thay đổi ranh giới hành chính, nên hiện chưa thể xác định một cách tuyệt đối chính xác các đoạn cụ thể của đường Lạc Long Quân nằm hoàn toàn trong phường nào. Một số khu vực trước thuộc phường này, nay có thể nằm giao giữa hai phường mới, hoặc bị điều chỉnh ranh giới hành chính. Vì vậy, với những nhu cầu như cấp sổ đỏ, giấy phép xây dựng, hoặc kê khai địa chỉ, người dân nên liên hệ trực tiếp với UBND xã để được hướng dẫn cụ thể theo bản đồ địa giới hành chính sau điều chỉnh.
>> Tra cứu chi tiết xã phường Hà Nội: Tại đây
Từ 1/7/2025, Láng Hạ thuộc phường nào? Phường phải đáp ứng tiêu chuẩn nào? (hình từ internet)
Phường phải đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 ;có quy định về tiêu chuẩn phường như sau:
- Quy mô dân số:
+ Phường thuộc quận từ 15.000 người trở lên;
+ Phường thuộc thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương từ 7.000 người trở lên;
+ Phường thuộc thị xã từ 5.000 người trở lên.
- Diện tích tự nhiên từ 5,5 km2 trở lên.
- Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị đạt các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị quy định tại bảng 2A Phụ lục 2 của Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị.
Trường hợp thành lập phường thì phải có quyết định của cấp có thẩm quyền công nhận việc đạt tiêu chuẩn quy định tại khoản này đối với khu vực dự kiến thành lập phường.
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc UBND xã, phường
Cơ quan chuyên môn thuộc UBND xã, phường được gọi là phòng theo quy định tại Điều 11 Nghị định 150/2025/NĐ-CP . Phòng thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 12 Nghị định 150/2025/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc UBND xã, phường (phòng) như sau:
- Trình Ủy ban nhân dân cấp xã
+ Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã (nếu có), dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của phòng và các văn bản khác theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp xã;
+ Dự thảo kế hoạch phát triển lĩnh vực; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực trên địa bàn cấp xã trong phạm vi quản lý của phòng;
+ Dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của phòng.
- Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao; theo dõi thi hành pháp luật.
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận và các loại giấy tờ có giá trị tương đương thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp xã.
- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp xã và sở quản lý lĩnh vực.
- Kiểm tra theo lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, ngạch công chức và xếp ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật, theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của phòng theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền, phân định thẩm quyền của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp xã giao theo quy định của pháp luật.