15:56 - 09/04/2025

Trước 01/5/2025 UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề án sáp nhập tỉnh thành?

Trước 01/5/2025 UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề án sáp nhập tỉnh thành? Danh sách các tỉnh thành đạt tiêu chuẩn đơn vị hành chính cấp tỉnh

Nội dung chính

Trước 01/5/2025 UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề án sáp nhập tỉnh thành?

Tại Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025, Chính phủ đã nêu mục đích của Kế hoạch nhằm tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kết luận 127-KL/TW, Kết luận số 130-KL/TW, Kết luận 137-KL/TW và Công văn 43-CV/BCĐ tạo sự thống nhất trong nhận thức, hành động của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương và chính quyền địa phương các cấp; tạo sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân và dư luận xã hội.

Một trong những nhiệm vụ, giải pháp Kế hoạch đặt ra là hoàn thiện chính sách, pháp luật và văn bản hướng dẫn làm cơ sở cho việc sắp xếp ĐVHC và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, bộ, ngành trung ương chủ động đề xuất, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn giải quyết các vấn đề liên quan đến sắp xếp ĐVHC, kết thúc hoạt động của ĐVHC cấp huyện và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, bảo đảm sau sắp xếp ĐVHC, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động thông suốt, không gián đoạn, không có khoảng trống pháp lý. Thời gian hoàn thành trước ngày 30/6/2025.

Chính phủ giao Bộ Nội vụ tham mưu, trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025 trước ngày 08/4/2025.

Theo Kế hoạch, trước ngày 18/4/2025, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai đến các bộ, ngành trung ương và các địa phương ngay sau Hội nghị quán triệt của Bộ Chính trị.

Về thực hiện sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC cấp xã, theo Kế hoạch, UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề án trước ngày 01/5/2025. Trước ngày 30/5/2025, Bộ Nội vụ thẩm định, lập hồ sơ đề án của Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Kế hoạch nêu rõ,trước ngày 01/5/2025, UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề án.

Trước 01/5/2025 UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề án sáp nhập tỉnh thành?

Trước 01/5/2025 UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề án sáp nhập tỉnh thành? (Hình từ internet)

Danh sách các tỉnh thành đạt tiêu chuẩn đơn vị hành chính cấp tỉnh

Căn cứ theo Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tiêu chuẩn để xác lập đơn vị hành chính cấp tỉnh được xét theo các nhóm tiêu chí chính gồm:

Tiêu chuẩn đối với tỉnh:

Dân số:

Khu vực miền núi, vùng cao: từ 900.000 người trở lên

Các tỉnh còn lại: từ 1.400.000 người trở lên

Diện tích tự nhiên:

Miền núi, vùng cao: từ 8.000 km² trở lên

Các khu vực khác: từ 5.000 km² trở lên

Số đơn vị hành chính cấp huyện:

Tối thiểu 9 đơn vị, trong đó phải có ít nhất 1 thành phố hoặc thị xã.

Tiêu chuẩn đối với thành phố trực thuộc Trung ương:

Dân số: Từ 1 triệu người trở lên

Diện tích: Từ 1.500 km² trở lên

Cơ cấu hành chính cấp huyện: Có tối thiểu 9 đơn vị, tỷ lệ quận, thị xã, thành phố trực thuộc từ 60% trở lên, có ít nhất 2 quận

Cùng với đó là các tiêu chí bổ sung về loại đô thị, trình độ phát triển và đặc thù riêng

Tính đến năm 2025, có 14 tỉnh/thành đạt chuẩn đơn vị hành chính cấp tỉnh:

STT

Tỉnh/Thành phố

Diện tích (km²)

Dân số (triệu)

Số ĐVHC cấp huyện

1

Sơn La

14.110

1,3

12

2

Hà Nội

3.360

8,58

30

3

Hải Phòng

1.527

2,11

15

4

Thanh Hóa

11.115

3,7

27

5

Nghệ An

16.486

3,4

21

6

Thừa Thiên Huế

4.947

1,16

9

7

Quảng Nam

10.575

1,5

18

8

Bình Định

6.066

1,5

10

9

Đắk Lắk

13.070

1,92

15

10

Gia Lai

15.510

1,61

17

11

Lâm Đồng

9.781

1,34

12

12

Đồng Nai

5.864

3,3

11

13

TP. Hồ Chí Minh

2.095

9,4

22

14

Kiên Giang

6.353

1,75

15

Tổng quan thị trường mua bán đất Gia Lai quý I năm 2025

Trong ba tháng đầu năm 2025, thị trường mua bán đất Gia Lai ghi nhận những tín hiệu tích cực, đặc biệt tại các khu vực đô thị và vùng có quy hoạch phát triển công nghiệp – hạ tầng.

Giao dịch mua bán đất diễn ra ổn định với sự quan tâm tăng mạnh từ các nhà đầu tư khu vực Tây Nguyên và Nam Trung bộ.

Tại TP. Pleiku, trung tâm hành chính và kinh tế của tỉnh, giá đất dao động trong khoảng 10–20 triệu đồng/m², tùy vị trí mặt tiền hay khu vực trung tâm.

Một số tuyến đường lớn như Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Tất Thành ghi nhận mức giá cao hơn, do hưởng lợi từ hạ tầng và thương mại phát triển.

Tại các huyện ven đô như Đắk Đoa, Chư Sê, Ia Grai – nơi có định hướng mở rộng không gian đô thị và quy hoạch khu công nghiệp, giá đất dao động từ 5–10 triệu đồng/m². Riêng quanh khu công nghiệp Đắk Đoa, hoạt động mua bán tăng nhẹ, xuất hiện các đợt gom đất quy mô nhỏ từ nhà đầu tư cá nhân.

Theo Quyết định 51/2024/QĐ-UBND bảng giá đất mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, tỉnh Gia Lai đã có điều chỉnh phù hợp với giá thị trường, giúp công tác tính thuế, phí, và định giá tài sản đảm bảo thực tiễn hơn.

Bảng giá đất là gì?

Theo khoản 19 Điều 3 Luật Đất đai 2024 giải thích thì giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính bằng tiền trên một đơn vị diện tích đất.

Tuy nhiên, hiện nay không có định nghĩa cụ thể như thế nào là "bảng giá đất". Do đó, có thể hiểu một cách đơn giản, bảng giá đất là bảng tập hợp giá đất của mỗi loại đất theo từng khu vực, vị trí do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.

Trần Thị Thu Phương
Từ khóa
Lập hồ sơ đề án Sáp nhập tỉnh UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề án sáp nhập tỉnh thành Đơn vị hành chính cấp tỉnh Mua bán đất Gia Lai Bảng giá đất
88