Tiến độ thi công mở rộng 3 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành mới nhất
Mua bán nhà đất tại Đồng Nai
Nội dung chính
Tiến độ thi công mở rộng 3 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành mới nhất
Hiện tại có 3 tuyến giao thông trọng điểm kết nối trực tiếp đến Cảng hàng không quốc tế Long Thành là đường tỉnh 769, 773 và xây dựng đường tỉnh 770B
Dưới đây là thông tin về 3 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành mới nhất
- Đường tỉnh 769 nâng cấp, mở rộng, kết nối các huyện Thống Nhất và Long Thành, điểm đầu tại ngã tư Dầu Giây và điểm cuối tại ngã tư Lộc An, song song và chia sẻ lưu lượng với Quốc lộ 1, kết nối với sân bay Long Thành.
- Đường tỉnh 773 là tuyến đường song song với Quốc lộ 1, kết nối các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ và TP. Long Khánh với sân bay Long Thành.
- Đường tỉnh 770B là dự án xây dựng mới, kết nối các huyện phía Đông và Đông Bắc của tỉnh Đồng Nai với sân bay Long Thành và các khu công nghiệp, cùng với các tuyến cao tốc, quốc lộ và khu vực cảng biển.
Theo Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đồng Nai, dự án nâng cấp, mở rộng đường tỉnh 769 đã được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư. Hiện đơn vị này đã gửi tờ trình đề xuất Sở Tài chính thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu tư vấn triển khai thiết kế sau thiết kế cơ sở, đồng thời đang thực hiện các bước tổ chức lựa chọn nhà thầu để sớm triển khai thi công.
Đối với dự án nâng cấp, mở rộng đường tỉnh 773, hiện vẫn chưa được phê duyệt do đang trong quá trình điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng.
Tương tự, dự án xây dựng đường tỉnh 770B cũng đang vướng mắc trong việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại khu vực thuộc huyện Định Quán, mặc dù các thủ tục pháp lý chuẩn bị đầu tư và thẩm định đã được hoàn tất.
>>> Xem thêm một số tin rao bán đất nền tại Long Thành Đồng Nai: TẠI ĐÂY
Tiến độ thi công mở rộng 3 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành mới nhất (Hình ảnh Internet)
Đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như thế nào?
Căn cứ Điều 46 Luật Giao thông đường bộ 2008 sửa đổi khoản 2 bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018về đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định như sau:
Điều 46. Đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là việc đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuân thủ trình tự quản lý đầu tư xây dựng và các quy định khác của pháp luật; bảo đảm quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật, cảnh quan, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.
3. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài được đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền chủ trì tổ chức giải phóng mặt bằng theo đúng quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
5. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sau khi xây dựng, nâng cấp, cải tạo phải được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu, quyết định đưa vào khai thác theo quy định.
Như vậy, việc đầu tư xây dựng và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện như sau:
- Đầu tư xây dựng: Bao gồm việc đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Quy hoạch và quy định: Việc đầu tư phải phù hợp với các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông, quy hoạch vùng, tỉnh, đô thị và nông thôn. Đồng thời, cần tuân thủ trình tự quản lý đầu tư, các quy định pháp luật, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, cảnh quan, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.
- Đối tượng đầu tư: Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có quyền đầu tư xây dựng và kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.
- Giải phóng mặt bằng: Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phải tổ chức giải phóng mặt bằng theo đúng quyết định thu hồi đất và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư.
- Nghiệm thu và khai thác: Sau khi hoàn thành xây dựng, nâng cấp, cải tạo, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu và quyết định đưa vào khai thác.
Thi công công trình trên đường đô thị phải tuân thủ gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 47 Luật Giao thông đường bộ 2008 về thi công công trình trên đường bộ đang khai thác quy định như sau:
(1) Thi công công trình trên đường bộ đang khai thác chỉ được tiến hành khi có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thực hiện theo đúng nội dung của giấy phép và quy định của pháp luật về xây dựng.
(2) Trong quá trình thi công, đơn vị thi công phải bố trí báo hiệu, rào chắn tạm thời tại nơi thi công và thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
(3) Thi công công trình trên đường đô thị phải tuân thủ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và các quy định sau đây:
- Chỉ được đào đường để sửa chữa công trình hoặc xây dựng mới hầm kỹ thuật dọc theo đường hoặc ngang qua đường nhưng phải có kế hoạch hàng năm thống nhất trước với cơ quan quản lý đường bộ, trừ trường hợp có sự cố đột xuất;
- Phải có phương án thi công và thời gian thi công thích hợp với đặc điểm từng đường phố để không gây ùn tắc giao thông;
- Khi thi công xong phải hoàn trả phần đường theo nguyên trạng; đối với công trình ngầm phải lập hồ sơ hoàn công và chuyển cho cơ quan quản lý đường bộ.