Thời gian thực hiện dự án đường gom cao tốc Liên Khương Prenn bao lâu?
Mua bán nhà đất tại Lâm Đồng
Nội dung chính
Thời gian thực hiện dự án đường gom cao tốc Liên Khương Prenn bao lâu?
Vừa qua, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chính thức phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường gom cao tốc Liên Khương Prenn.
Dự án đường gom cao tốc Liên Khương Prenn sẽ do Ban Quản lý Dự án Giao thông tỉnh Lâm Đồng làm chủ đầu tư được triển khai tại xã Hiệp Thạnh.
Thời gian thực hiện của dự án trong giai đoạn 2025 đến 2028 với tổng mức đầu tư lên tới 322 tỷ đồng, được trích từ nguồn vốn ngân sách tỉnh nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 và kéo dài sang 2026 – 2030.
Theo quy hoạch thì dự án sẽ được phân chia thành 2 nhóm tuyến đường gom tùy theo vị trí và tính chất của địa hình. Đối với các đoạn đi cùng mức và áp sát đường cao tốc, đường gom sẽ có bề rộng nền 8,5m, trong đó gồm 6m mặt đường, 2m dải phân cách và 0,5m lề đất.
Trong khi đó, các đoạn đi khác mức hoặc không áp sát cao tốc sẽ có nền đường rộng 7,5m, mặt đường 6,5m (bao gồm cả lề gia cố) và lề đất mỗi bên rộng 0,5m.
Như vậy, Dự án đường gom cao tốc Liên Khương Prenn sẽ được thực hiên trong trong giai đoạn 2025 đến năm 2028. Việc đầu tư xây dựng tuyến đường gom cao tốc Liên Khương Prenn sẽ góp phần quan trọng trong dự án cao tốc Liên Khương Prenn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hạ tầng giao thông địa phương và nâng cao hiệu quả vận hành trên toàn tuyến.
Thời gian thực hiện dự án đường gom cao tốc Liên Khương Prenn bao lâu? (Hình từ Internet)
Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ ra sao?
Căn cứ tại Điều 35 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau:
(1) Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Được cấp chứng nhận đăng ký xe và gắn biển số xe theo quy định của pháp luật;
- Bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
(2) Xe ô tô kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Xe ô tô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương phải lắp thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe.
(3) Phương tiện giao thông thông minh bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.
(4) Phương tiện gắn biển số xe nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 55 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.
(5) Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều 35 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024; quy định điều kiện hoạt động của xe thô sơ.
(6) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định phạm vi hoạt động của xe thô sơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ tại địa phương.
Quy hoạch mạng lưới quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Đường bộ 2024 quy định quy hoạch mạng lưới, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ như sau:
(1) Quy hoạch mạng lưới đường bộ được quy định như sau:
- Quy hoạch mạng lưới đường bộ là quy hoạch ngành quốc gia, xác định phương hướng phát triển, tổ chức không gian hệ thống quốc lộ làm cơ sở để định hướng lập quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ, phát triển mạng lưới đường bộ;
- Việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và bảo đảm kết nối phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác;
- Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch mạng lưới đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
(2) Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được quy định như sau:
- Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch mạng lưới đường bộ, xác định phương án phát triển công trình đường bộ và kết cấu hạ tầng đường bộ khác theo từng tuyến đường bộ;
- Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: xác định hướng tuyến cơ bản, các điểm khống chế chính, chiều dài, quy mô tuyến đường bộ qua từng địa phương, từng vùng; xác định sơ bộ quy mô của cầu, hầm, bến phà trên tuyến đường bộ; xác định các điểm giao cắt chính; phương án kết nối đường bộ với các phương thức vận tải khác, kết nối với hệ thống đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp; xác định nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu vốn đầu tư, lộ trình thực hiện quy hoạch; giải pháp thực hiện quy hoạch;
- Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
(3) Thời kỳ quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ là 10 năm, tầm nhìn từ 20 năm đến 30 năm.
Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được rà soát theo định kỳ 05 năm để điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn và được công bố công khai
(4) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập nội dung về phát triển đường bộ trong phương án phát triển mạng lưới giao thông trong quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nội dung về phát triển đường bộ đô thị được xác định trong quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(5) Quy hoạch quy định tại Điều này phải bảo đảm các quy định sau đây:
- Kết nối giao thông đường bộ giữa các đô thị, địa bàn, khu vực, bến xe;
- Kết nối hiệu quả các phương thức vận tải, xác định các tuyến đường bộ nối đến cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, ga đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng cạn, cảng thủy nội địa.
(6) Chính phủ quy định chi tiết nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ.