Quy mô dự án công viên Gia Lâm thế nào?
Mua bán nhà đất tại
Nội dung chính
Quy mô dự án công viên Gia Lâm thế nào?
Công viên Gia Lâm có tổng diện tích khoảng 14ha, đây là công viên có quy mô lớn nhất huyện Gia Lâm, rộng gấp 3 lần công viên Nghĩa Đô (4,2ha) - công viên lớn nhất quận Cầu Giấy hiện nay.
Theo thiết kế, diện tích mặt hồ chiếm hơn 9ha; hệ thống đường giao thông rộng hơn 1,7ha; phần còn lại là cây xanh và vườn hoa với diện tích hơn 3ha. Tổng mức đầu tư cho dự án công viên Gia Lâm là khoảng 286 tỷ đồng.
Điểm nhấn của dự án công viên Gia Lâm là các hồ nước lớn cùng hệ thống cây xanh phủ kín sẽ là "lá phổi xanh" cho cả khu vực trong thời gian tới. Công viên Gia Lâm sở hữu mặt nước rộng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại, điểm nhấn của dự án là các hạng mục mang đậm bản sắc văn hóa huyện Gia Lâm.
Dự kiến, Công viên Gia Lâm sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác trong tháng 6/2025. Khi đi vào hoạt động, công viên không chỉ tạo nên một không gian đô thị khang trang, hiện đại mà còn đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân và thúc đẩy quá trình phát triển đô thị trên địa bàn huyện.
Quy mô dự án công viên Gia Lâm thế nào? (Hình từ internet)
Đối tượng chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất công viên?
Căn cứ tại Điều 7 Luật Đất đai 2024 về người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất được giao quản lý:
Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất được giao quản lý
1. Người đại diện của tổ chức chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất trong các trường hợp sau đây:
[...]
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không thành lập đơn vị hành chính cấp xã chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất sử dụng vào mục đích công cộng được giao quản lý, đất chưa giao, đất chưa cho thuê tại địa phương.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa giao cho đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã quản lý.
4. Người đại diện cho cộng đồng dân cư là người chịu trách nhiệm đối với đất được giao cho cộng đồng dân cư quản lý.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không thành lập đơn vị hành chính cấp xã chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất công viên được giao quản lý.
Đất xây dựng công viên tại Hà Nội là đất gì?
Căn cứ tại điểm e khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024 về phân loại đất
Phân loại đất
[...]
3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
[...]
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối;đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;
[...]
Đồng thời, tại điểm k khoản 6 Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP về quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp:
Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp
[...]
6. Đất sử dụng vào mục đích công cộng, bao gồm:
[...]
k) Đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng là đất xây dựng các công trình hoặc không có công trình nhưng được xác định chủ yếu cho các hoạt động vui chơi giải trí công cộng, gồm công viên, vườn hoa, bãi tắm và khu vực dành cho vui chơi giải trí công cộng khác, trừ cơ sở chiếu phim, rạp xiếc, nhà hát, cơ sở dịch vụ trò chơi; công trình hội họp và các hoạt động khác phù hợp với phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư ở địa phương.
[...]
Theo đó, đất xây dựng công viên tại Hà Nội là đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng - đất xây dựng các công trình hoặc không có công trình nhưng được xác định chủ yếu cho các hoạt động vui chơi giải trí công cộng và thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.