11:55 - 03/07/2025

Phường Tây Mỗ mới sắp xếp từ những phường nào theo Nghị Quyết 1656?

Phường Tây Mỗ mới sắp xếp từ những phường nào theo Nghị Quyết 1656? Quy định về tên của đơn vị hành chính thành lập mới và đổi tên đơn vị hành chính

Nội dung chính

Phường Tây Mỗ mới sắp xếp từ những phường nào theo Nghị Quyết 1656?

Căn cứ theo khoản 37 Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 có quy định:

Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội
[...]
36. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Phương Canh, phường Xuân Phương, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Đại Mỗ và phường Tây Mỗ, một phần diện tích tự nhiên của xã Vân Canh, phần còn lại của phường Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm) sau khi sắp xếp theo quy định tại các khoản 30, 33, 34 và phần còn lại của phường Phúc Diễn sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 31 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Xuân Phương.
37. Sắp xếp một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Đại Mỗ, phường Dương Nội và xã An Khánh, phần còn lại của phường Tây Mỗ sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 36 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Tây Mỗ.
[...]

Theo đó phường Tây Mỗ mới bao gồm:

- Một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Đại Mỗ, phường Dương Nội và xã An Khánh

- Phần còn lại của phường Tây Mỗ sau khi sắp xếp vào phường Xuân Phương mới.

Phường Tây Mỗ mới sắp xếp từ những phường nào theo Nghị Quyết 1656?

Phường Tây Mỗ mới sắp xếp từ những phường nào theo Nghị Quyết 1656? (hình từ internet)

Quy định về tên của đơn vị hành chính thành lập mới và đổi tên đơn vị hành chính

Căn cứ vào Điều 30 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 quy định về tên của đơn vị hành chính thành lập mới và đổi tên đơn vị hành chính như sau:

- Tên được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc thiểu số.

- Tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh thành lập mới không được trùng với tên của đơn vị hành chính, cùng cấp hiện có trong phạm vi cả nước.

Tên của đơn vị hành chính cấp huyện thành lập mới không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp trong cùng một đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Tên của đơn vị hành chính cấp xã thành lập mới không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp trong cùng một đơn vị hành chính cấp huyện.

- Trong trường hợp cần thiết, đơn vị hành chính có thể được đổi tên. Tên mới của đơn vị hành chính này thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

- Trình tự, thủ tục đổi tên đơn vị hành chính được thực hiện như đối với trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.

Nguyên tắc tổ chức và điều kiện thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 số  72/2025/QH15 về nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cụ thể sau đây:

(1) Tổ chức đơn vị hành chính được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

- Tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt, liên tục của quản lý nhà nước;

- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của từng địa phương,

- Phù hợp với năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số; bảo đảm các công việc, thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp và xã hội được tiếp nhận, giải quyết kịp thời, thuận lợi;

- Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

(2) Việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

- Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;

- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; việc thành lập đặc khu ở hải đảo còn phải bảo đảm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên các vùng biển, hải đảo, phát huy lợi thế, tiềm năng kinh tế biển, thu hút người dân sinh sống tại đặc khu và phù hợp với chủ trương của cấp có thẩm quyền;

- Bảo đảm đoàn kết, bình đẳng các dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo thuận lợi cho Nhân dân;

- Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

(3) Việc giải thể đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp sau đây:

- Do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương hoặc của quốc gia,

- Do thay đổi các yếu tố địa lý, địa hình tác động đến sự tồn tại của đơn vị hành chính đó;

- Do tổ chức lại đơn vị hành chính theo định hướng của cấp có thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.

Lê Nhung Huyền
Từ khóa
Phường Tây Mỗ Phường Tây Mỗ mới Phường Tây Mỗ mới sắp xếp từ những phường nào Nghị Quyết 1656 Đơn vị hành chính thành lập mới Điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
1