11:10 - 15/04/2025

Nam Định sáp nhập với tỉnh nào năm 2025 theo Nghị quyết 60? Tên gọi của Nam Định sau khi sáp nhập dự kiến?

Nam Định sáp nhập với tỉnh nào năm 2025 theo Nghị quyết 60? Cơ hội đầu tư bất động sản tại Nam Định sau khi sáp nhập tỉnh khác năm 2025?

Mua bán nhà đất tại Nam Định

Xem thêm nhà đất tại Nam Định

Nội dung chính

    Nam Định sáp nhập với tỉnh nào năm 2025 theo Nghị quyết 60?

    Ngày 12/04/2025, tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025, thông qua quyết định về việc thông qua một số nội dung cụ thể tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị như sau:

    Về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp:

    (1) Đồng ý chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố); kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện từ ngày 01/7/2025 sau khi Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi) có hiệu lực thi hành.

    (2) Đồng ý số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương); tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp được xác định theo các nguyên tắc nêu tại Tờ trình và Đề án của Đảng uỷ Chính phủ (Danh sách chi tiết kèm theo).

    (3) Đồng ý sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 60 - 70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay.

    Theo đó, cả nước sẽ được sáp nhập còn lại 34 tỉnh thành phố, trong đó tỉnh Nam Định sẽ thực hiện sáp nhập với hai tỉnh khác đó là Ninh Bình và Hà Nam. (theo nội dung Ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW)

    Tên gọi của Nam Định sau khi sáp nhập dự kiến?

    Với việc Nam Định sáp nhập với Ninh Bình và Hà Nam thì tên gọi của Nam Định sau khi sáp nhập đang được rất nhiều người con tại đây quan tâm hơn hết.

    Tại Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 trong đó có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập, 23 đơn vị hành chính thực hiện sáp nhập, hợp nhất. Cụ thể:

    II - Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất
    1. Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tuyên Quang hiện nay.
    2. Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, lấy tên là tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái hiện nay.
    3. Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, lấy tên là tỉnh Thái Nguyễn, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
    4. Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay,
    5. Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.
    6. Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.
    7. Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay.
    8. Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.
    9. Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị, lấy tên là tỉnh Quảng Trị, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Bình hiện nay.
    10. Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, lấy tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.
    11. Hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi, lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.
    12. Hợp nhất tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, lấy tên là tỉnh Gia Lai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bình Định.
    13. Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà, lấy tên là tỉnh Khánh Hoà, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hoà hiện nay.
    14. Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận, lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay.
    15. Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
    16. Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh; lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
    17. Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay.
    18. Hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, lấy tên là tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Long An.
    19. Hợp nhất thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang; lấy tên là thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Cần Thơ hiện nay.
    20. Hợp nhất tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, lấy tên là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay.
    21. Hợp nhất tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp, lấy tên là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tiền Giang.
    22. Hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, lấy tên là tỉnh Cà Mau, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Cà Mau hiện nay.
    23. Hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang.

    Như vậy, Nam Định sáp nhập với tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình dự kiến lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.

    Sáp nhập như vậy sẽ tạo ra lợi thế lớn cho thị trường bất động sản tại Nam Định phát triển ở tương lai.

    Nam Định sáp nhập với tỉnh nào năm 2025 theo Nghị quyết 60? Tên gọi của Nam Định sau khi sáp nhập dự kiến?

    Nam Định sáp nhập với tỉnh nào năm 2025 theo Nghị quyết 60? Tên gọi của Nam Định sau khi sáp nhập dự kiến? (hình từ internet)

    Cơ hội đầu tư bất động sản tại Nam Định sau khi sáp nhập tỉnh khác năm 2025?

    Sau nhiều năm được xem là một tỉnh “trầm lặng” trên bản đồ bất động sản miền Bắc, chủ trương Nam Định sáp nhập với Hà Nam và Ninh Bình được Trung ương đề ra trong Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025. Cùng với việc kết thúc mô hình hành chính 3 cấp, việc hợp nhất 3 tỉnh thành một đơn vị cấp tỉnh mới sẽ mở ra không gian phát triển cho vùng Nam đồng bằng sông Hồng – trong đó, bất động sản tại Nam Định sẽ là một trong những lĩnh vực được nhiều lợi ích.

    (1) Không gian địa lý mới – thị trường mới hình thành

    Sau sáp nhập, đơn vị hành chính mới dự kiến mang tên tỉnh Ninh Bình, với trung tâm hành chính đặt tại thành phố Ninh Bình. Điều này tạo ra một tỉnh với:

    - Diện tích hơn 3.900 km²

    - Dân số gần 3 triệu người

    - Hệ thống đường sắt, đường bộ, đường ven biển đồng bộ

    - 3 trung tâm đô thị đang lên: TP Ninh Bình – TP Nam Định – TP Phủ Lý

    TP Nam Định, nhờ vị trí trung tâm về văn hóa, công nghiệp, giáo dục, cùng nền tảng hạ tầng đã có, đang đứng trước cơ hội trở thành “thành phố hạt nhân” phía Đông Nam của tỉnh mới – một trung tâm vệ tinh đô thị của vùng duyên hải đồng bằng Bắc Bộ.

    (2) Bất động sản tại Nam Định phát triển theo chiều sâu

    Ngay từ năm 2024, Nam Định đã mở rộng địa giới hành chính khi sáp nhập huyện Mỹ Lộc vào TP Nam Định. Đây là bước chuẩn bị quan trọng để TP Nam Định trở thành đô thị loại I hoàn chỉnh trong giai đoạn 2025–2030. Các khu vực như:

    - Phường Mỹ Xá, Lộc Hòa, Nam Phong

    - Khu đô thị mới phía Nam sông Đào

    - Khu vực Đại lộ Thiên Trường kéo dài

    …đang trở thành điểm nóng phát triển nhà ở thương mại, chung cư tầm trung, nhà ở xã hội và hạ tầng thương mại.

    Huyện Ý Yên (giáp Hà Nam) có lợi thế nằm giữa trục Phủ Lý – Nam Định – Ninh Bình, được hưởng lợi lớn từ kết nối hạ tầng liên tỉnh. Giá đất tại các xã Yên Bằng, Yên Dương, Yên Hồng… hiện vẫn còn mềm, nhưng được dự đoán sẽ tăng 30–50% trong 2–3 năm tới.

    Huyện Hải Hậu, một trong những vùng nông thôn mới kiểu mẫu của cả nước, đang dần hình thành các khu đô thị ven biển sinh thái và nghỉ dưỡng, đặc biệt khi tuyến đường bộ ven biển Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình đang được triển khai.

    Quy hoạch giao thông mới sau sáp nhập sẽ được đồng bộ, ưu tiên các tuyến kết nối xuyên tỉnh, gồm:

    - Cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình

    - Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

    - Đường ven biển quốc gia qua Nghĩa Hưng – Hải Hậu

    - Tuyến đường nối từ Phủ Lý qua Ý Yên đến cầu Tân Phong (qua sông Đào)

    Những tuyến đường này không chỉ nâng cao năng lực vận tải, mà còn thúc đẩy phát triển khu công nghiệp, logistics, đô thị vệ tinh, khu thương mại và nhà ở xã hội tại các điểm nút.

    (3) Bất động sản công nghiệp và logistics phát triển mạnh mẽ

    Cụm KCN Bảo Minh, Hòa Xá, Mỹ Trung, Thành An... của Nam Định sau sáp nhập sẽ là một phần của chuỗi cung ứng công nghiệp liên tỉnh kết nối với KCN Đồng Văn (Hà Nam) và Tam Điệp – Khánh Cư (Ninh Bình). Do đó, các loại hình bất động sản phục vụ công nghiệp như:

    Nhà ở công nhân

    Ký túc xá cho chuyên gia

    Nhà xưởng cho thuê

    Kho vận – logistics

    …sẽ trở thành phân khúc hấp dẫn nhà đầu tư, đặc biệt với các nhà phát triển có kinh nghiệm trong phát triển khu công nghiệp tích hợp.

    Hiện tại, thị trường bất động sản Nam Định vẫn chưa bị “thổi giá” như các tỉnh vùng ven Hà Nội. Mức giá ở các khu vực ven TP Nam Định, vùng ven Ý Yên, Hải Hậu chỉ dao động 7–18 triệu đồng/m², thấp hơn nhiều so với Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Nguyên...

    Mẫu hợp đồng dịch vụ tư vấn bất động sản (Mẫu 2) được quy định như thế nào?

    Hiện nay, vẫn chưa có quy định cụ thể về mẫu hợp đồng dịch vụ tư vấn bất động sản. Vì vậy có thể tham khảo mẫu hợp đồng dịch vụ tư vấn bất động sản (Mẫu 2) dưới đây:

    Mẫu hợp đồng dịch vụ tư vấn bất động sản (Mẫu 2): Tải về

    Lê Nhung Huyền
    Từ khóa
    Nam Định sáp nhập Nam Định sáp nhập với tỉnh nào Tên gọi của Nam Định sau khi sáp nhập Nghị quyết 60 Bất động sản tại Nam Định Sáp nhập tỉnh Bất động sản Tỉnh Nam Định Hà Nam Ninh Sáp nhập Nam Định
    1501