Mở rộng cao tốc TP.HCM Mỹ Thuận lên 8 làn xe có đúng không?
Nội dung chính
Mở rộng cao tốc TP.HCM Mỹ Thuận lên 8 làn xe có đúng không?
Vào ngày 27/5, Sở Xây dựng tỉnh Long An chính thức xác nhận đã chấp thuận đề xuất mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM Mỹ Thuận đoạn đi qua địa bàn tỉnh.
Theo thông tin từ Tập đoàn Đèo Cả, là đơn vị đề xuất và triển khai dự án cho biết toàn tuyến sẽ được nâng cấp theo hướng mở rộng trùng với tuyến hiện hữu. Việc mở rộng sẽ bảo đảm đồng bộ cả về thiết kế hạ tầng kỹ thuật lẫn các yếu tố pháp lý, tránh tình trạng chấp vá thường thấy ở nhiều công trình khác.
Trong giai đoạn 1, dự án sẽ tập trung chủ yếu nâng cấp tuyến cao tốc lên quy mô 8 làn xe, đồng thời bổ sung thêm hai làn dừng khẩn cấp để tăng độ an toàn và tính linh hoạt trong xử lý các tình huống giao thông đột xuất.
Như vậy, việc mở rộng cao tốc TP.HCM Mỹ Thuận lên 8 làn xe là đúng. Khi dự án được nâng cấp mở rộng quy mô lên 8 làn xe sẽ giúp tăng khả năng lưu thông cũng như là giảm thiểu được tình trạng ùn tắc giao thông và nguy cơ tai nạn.
Mở rộng cao tốc TP.HCM Mỹ Thuận lên 8 làn xe có đúng không? (Hình từ Internet)
Tổng quan cao tốc TP.HCM Mỹ Thuận
Dưới đây là bảng tổng quan cao tốc TP.HCM Mỹ Thuận:
Hạng mục | Thông tin chi tiết |
---|---|
Tên dự án | Cao tốc TP.HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận |
Tổng chiều dài (toàn tuyến) | ~91 km (TP.HCM – Mỹ Thuận) |
Các đoạn chính | 1. TP.HCM – Trung Lương (40 km) 2. Trung Lương – Mỹ Thuận (51 km) |
Tình trạng khai thác | - TP.HCM – Trung Lương: Đưa vào khai thác năm 2010 - Trung Lương – Mỹ Thuận: Tạm vận hành từ 2023 |
Đoạn tiếp nối | Mỹ Thuận – Cần Thơ (dài ~23 km, đang thi công, dự kiến hoàn thành cuối 2025) |
Quy mô hiện tại | 4 làn xe (không có làn dừng khẩn cấp) |
Dự kiến nâng cấp | - Mở rộng lên 8 làn xe - Bổ sung 2 làn dừng khẩn cấp |
Đơn vị đề xuất mở rộng | Tập đoàn Đèo Cả |
Cơ quan phê duyệt địa phương | Sở Xây dựng tỉnh Long An |
Mục tiêu dự án | - Giảm ùn tắc, tai nạn giao thông - Kết nối hiệu quả TP.HCM với ĐBSCL - Thúc đẩy phát triển vùng |
Quản lý sử dụng đất hành lang an toàn tuyến cao tốc TP.HCM Mỹ Thuận ra sao?
Căn cứ tại Điều 16 Luật Đường bộ 2024 quy định như sau:
(1) Đất hành lang an toàn đường bộ đã được Nhà nước thu hồi phải được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(2) Việc sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ phải bảo đảm các quy định sau đây:
- Bảo đảm an toàn công trình đường bộ và công trình khác trong hành lang an toàn đường bộ;
- Không che lấp báo hiệu đường bộ, không ảnh hưởng đến tầm nhìn xe chạy, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
- Bảo vệ cảnh quan, môi trường theo quy định của pháp luật.
(3) Đất hành lang an toàn đường bộ chưa được Nhà nước thu hồi thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật Đất đai và đáp ứng các quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Đường bộ 2024.
(4) Việc trồng, chăm sóc và khai thác cây trong hành lang an toàn đường bộ phải bảo đảm quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Đường bộ 2024 và các quy định sau đây:
- Thực hiện các biện pháp cần thiết để tránh nguy cơ gãy, đổ cây gây mất an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ; gây hư hại công trình đường bộ và công trình liền kề;
- Cắt xén khi cây che lấp báo hiệu đường bộ, che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ và ảnh hưởng tới an toàn giao thông đường bộ;
- Không được ảnh hưởng tới chất lượng và hoạt động bảo trì đường bộ.
(5) Sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ chồng lấn với phạm vi bảo vệ đê điều, vùng phụ cận công trình thủy lợi, phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, hành lang bảo vệ đường sắt phải tuân thủ quy định của Luật Đê điều, Luật Thủy lợi, Luật Đường sắt, Luật Đất đai, Luật Đường bộ 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(6) Đường gom phải được xây dựng ngoài hành lang an toàn đường bộ, trừ trường hợp đường gom đồng thời là đường bên. Trường hợp không thể bố trí được đường gom ngoài hành lang an toàn đường bộ thì có thể bố trí trong hành lang an toàn đường bộ, nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Chiều rộng hành lang an toàn đường bộ còn lại đủ để mở rộng đường theo quy hoạch;
- Bảo đảm an toàn công trình đường bộ;
- Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và tầm nhìn xe chạy.