Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 được xây dựng ở đâu?
Nội dung chính
Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 được xây dựng ở đâu?
Theo Quyết định 1110/QÐ-UBND năm 2025 về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung xây dựng (tỷ lệ 1/5.000) Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 (Khu cộng nghiệp chuyên ngành cơ khí) tỉnh Bình Dương thì vị trí xây dựng khu công nghiệp có địa giới như sau:
Vị trí khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 tại xã Bình Mỹ và xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên và một phần thuộc phường Hội Nghĩa, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Ranh giới tứ cận như sau:
- Phía Đông: giáp đất cao su (giáp đường ĐT.745-Vành đai 5 theo Quy hoạch vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040);
- Phía Tây: giáp đất cao su và đất dân (giáp Khu vực phát triển đô thị số 3 theo Quy hoạch vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040);
- Phía Nam: giáp đường ĐT.746F (đường ĐT.746F theo Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung thành phố Tân Uyên đến năm 2040);
- Phía Bắc: giáp đất cao su (giáp Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 4 theo Quy hoạch vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040).
Quy mô lập quy hoạch: 785,86 ha.
Quy mô lao động: 32.200 người.
Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 là khu công nghiệp tập trung, với các loại hình công nghiệp sản xuất chuyên ngành cơ khí.
Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 được xây dựng ở đâu? (hình từ internet)
Phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 35/2022/NĐ-CP thì phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp được quy định như sau:
- Phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp là một nội dung của quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 27 của Luật Quy hoạch.
- Nội dung phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp bao gồm:
+ Mục tiêu, định hướng, tổ chức thực hiện và giải pháp về phát triển hệ thống khu công nghiệp trong kỳ quy hoạch;
+ Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Thể hiện phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp trên bản đồ quy hoạch.
- Nội dung Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao gồm:
+ Tên của khu công nghiệp;
+ Quy mô diện tích và địa điểm dự kiến của khu công nghiệp.
- Việc lập Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Không phát triển khu công nghiệp mới tại khu vực nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương, đô thị loại I trực thuộc tỉnh, trừ khu công nghiệp được đầu tư theo loại hình khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp sinh thái;
+ Không sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ (bao gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư, rừng phòng hộ biên giới);
+ Khu công nghiệp phải có khả năng kết nối đồng bộ với hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và có khả năng thu hút nguồn nhân lực, huy động các nguồn lực để phát triển khu công nghiệp;
+ Có quỹ đất tối thiểu bằng 2% tổng diện tích của các khu công nghiệp trong Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để quy hoạch xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp;
+ Đáp ứng quy định về bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phòng, chống thiên tai, bảo vệ đê điều, hành lang bảo vệ bờ biển, sử dụng đất lấn biển, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, di sản thiên nhiên;
+ Phù hợp với phương hướng xây dựng khu công nghiệp.
Phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp là cơ sở để tổ chức:
+ Lập quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu công nghiệp mở rộng, quy hoạch điều chỉnh quy hoạch này;
+ Lập, điều chỉnh kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ sự phát triển của khu công nghiệp, khu công nghiệp mở rộng.
Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế được thực hiện ra sao?
Căn cứ tại Điều 47 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về xây dựng hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế:
- Hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế được xây dựng tập trung, thống nhất theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đảm bảo kết nối giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trên môi trường mạng để phục vụ công tác quản lý nhà nước và cung cấp thông tin về khu công nghiệp, khu kinh tế.
- Các thông tin, cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế là thông tin, cơ sở dữ liệu được số hóa, kết nối với hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
- Thông tin, cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế bao gồm:
+ Nhóm chỉ tiêu về kinh tế gồm các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả thu hút đầu tư, hiệu quả sử dụng đất của khu công nghiệp, khu kinh tế; đóng góp của khu công nghiệp, khu kinh tế đối với phát triển kinh tế - xã hội, nguồn thu ngân sách nhà nước và các nội dung khác;
+ Nhóm chỉ tiêu về xã hội gồm các chỉ tiêu đánh giá về giải quyết việc làm, nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
+ Nhóm chỉ tiêu về môi trường gồm các chỉ tiêu đánh giá về xử lý và bảo vệ môi trường; sử dụng hiệu quả tài nguyên, sản xuất sạch hơn, cộng sinh công nghiệp;
+ Nhóm chỉ tiêu khác có liên quan đến khu công nghiệp, khu kinh tế.