Hồ sơ cần chuẩn bị khi chuyển đổi đất thuê của Nhà nước từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp?
Nội dung chính
Hồ sơ cần chuẩn bị khi chuyển đổi đất thuê của Nhà nước từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp?
Căn cứ quy định tại Điều 11 Nghị định 112/2024/NĐ-CP về hồ sơ, trình tự thẩm định phương án sử dụng đất mặt như sau:
Điều 11: Hồ sơ, trình tự thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt
1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất có nhu cầu xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang đất phi nông nghiệp gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với công trình có diện tích đất chuyên trồng lúa trên địa bàn 2 huyện trở lên), Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Sơ đồ mô tả vị trí sử dụng khối lượng đất mặt sau khi bóc tách.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt.
3. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành văn bản chấp thuận phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này hoặc văn bản không chấp thuận theo mẫu tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này gửi cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì hồ sơ để người thuê đất nhà nước chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang đất phi nông nghiệp bao gồm:
- Đơn đề nghị thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP.
- Phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP.
- Sơ đồ mô tả vị trí sử dụng khối lượng đất mặt sau khi bóc tách.
Lưu ý:
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt.
- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành văn bản chấp thuận phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP hoặc văn bản không chấp thuận theo mẫu tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP gửi cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Hồ sơ cần chuẩn bị khi chuyển đổi đất thuê của Nhà nước từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp? (Hình từ Internet)
Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp thì có phải đăng ký biến động đất đai?
Căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 133 Luật Đất đai 2024 quy định về đăng ký biến động như sau:
Điều 133. Đăng ký biến động
1. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thay đổi sau đây:
...
đ) Đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; đăng ký thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;
e) Chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này; trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 121 của Luật này mà người sử dụng đất có nhu cầu đăng ký biến động;
...
Và căn cứ khoản 1 và khoản 3 Điều 121 Luật Đất đai 2024 quy định về chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
Điều 121. Chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp;
b) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
c) Chuyển các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn;
d) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang loại đất phi nông nghiệp khác được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
e) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;
g) Chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ.
...
3. Việc chuyển mục đích sử dụng đất không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì không phải xin phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp sử dụng đất có nguồn gốc là đất ở hoặc đất phi nông nghiệp có thời hạn sử dụng đất ổn định lâu dài phù hợp quy định của pháp luật đã chuyển sang sử dụng vào mục đích khác mà nay có nhu cầu chuyển lại thành đất ở và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì không phải nộp tiền sử dụng đất.
...
Theo đó thì các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước thì phải đăng ký biến động đất đai. Đồng thời việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước.
Như vậy thì phải đăng ký biến động đất đai khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp.
Căn cứ xác định chỉ tiêu sử dụng đất trồng lúa tại Long An là gì?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 22 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tiêu chí phân bố chỉ tiêu sử dụng đất như sau:
Điều 122. Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất
...
2. Tiêu chí phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia cho các địa phương
a) Đối với đất trồng lúa được xác định trên cơ sở hiện trạng, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ trước; định hướng phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương; bảo đảm giữ đất trồng lúa tại những khu vực năng suất, chất lượng cao; khu vực có tiềm năng đất đai, lợi thế cho việc trồng lúa; nhu cầu chuyển đất trồng lúa sang các mục đích phi nông nghiệp và các mục đích khác;
b) Đối với đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên được xác định trên cơ sở quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học; hiện trạng, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp kỳ trước; khả năng, nguồn lực để khai thác quỹ đất chưa sử dụng vào mục đích lâm nghiệp (trồng mới, khoanh nuôi tái sinh); nhu cầu chuyển đất lâm nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp và các mục đích khác;
...
Như vậy, việc xác định chỉ tiêu sử dụng đất trồng lúa tại Long An được xác định dựa trên các căn cứ sau:
- Cơ sở hiện trạng, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ trước;
- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương;
- Bảo đảm giữ đất trồng lúa tại những khu vực năng suất, chất lượng cao;
- Khu vực có tiềm năng đất đai, lợi thế cho việc trồng lúa;
- Nhu cầu chuyển đất trồng lúa sang các mục đích phi nông nghiệp và các mục đích khác.