Dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 13 khi nào hoàn thành?
Mua bán nhà đất tại Hồ Chí Minh
Nội dung chính
Dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 13 khi nào hoàn thành?
Dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 13 đoạn từ cầu Bình Triệu đến ranh giới tỉnh Bình Dương hiện đang được TP.HCM chuẩn bị các thủ tục để sớm triển khai dự án trong thời gian sắp tới.
Dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 13 được triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP) loại hợp đồng BOT. Sau khi đươc HĐND TP.HCM thông qua chủ trương vào tháng 2/2025, theo kế hoạch thì dự án sẽ được chia thành 2 dự án thành phần, cụ thể:
Dự án thành phần 1 sẽ tập trung vào việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư việc báo Báo cáo nghiên cứu khả thi cho phần việc này dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 6/2025, sau đó tiến hành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và bố trí tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng. TP.HCM dự kiến bàn giao mặt bằng vào tháng 2/2026.
Dự án thành phần 2 liên quan đến thi công xây lắp và việc báo cáo nghiên cứu khả thi cảu phần này sẻ được lập và phê duyệt trong quý III/2025. Bên cạnh đó, sẽ tổ chức khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư và hoàn tất trong tháng 7/2025.
Để đảm bảo đến quý I/2026, nhà đầu tư chính thức lựa chọn và ký kết hợp đồng PPP để dự an được khởi công vào quý II/2026 và dự diến hoàn thành vào năm 2028.
Tổng mức đầu tư của dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 13 được xác định là 20.900 tỷ đồng. Trong đó, vốn nguồn ngân sách nhà nước là 20.900 tỷ đồng. Phần còn lại, khoảng 6.281 tỷ đồng là vốn từ nhà đầu tư tư nhân.
Như vậy, Dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 13 dự kiến khởi công vào quý II/2026 và hoàn thành vào năm 2028 nếu như điều kiện thuận lợi. Khi hoàn thành, dự án sẽ giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn, thúc đẩy liên kết giữa các tỉnh thành tạo điều kiện phát triển kinh tế.
Dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 13 khi nào hoàn thành? (Hình từ Internet)
Công trình an toàn giao thông đường bộ quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 24 Luật Đường bộ 2024 quy định công trình an toàn giao thông đường bộ được xây dựng, lắp đặt, bố trí để bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, bao gồm:
(1) Đường cứu nạn được xây dựng tại các đoạn đường đèo dốc, để xe mất kiểm soát khi xuống dốc có thể rời khỏi đường chính đi vào, giảm tốc độ và bảo đảm dừng lại;
(2) Hầm cứu nạn gắn liền với hầm đường bộ, phục vụ việc thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn khi hầm chính xảy ra sự cố hoặc sử dụng trong công tác bảo trì hầm đường bộ. Không sử dụng hầm cứu nạn phục vụ mục đích lưu thông của các phương tiện giao thông;
(3) Tường bảo vệ, rào chắn, hàng rào hộ lan được bố trí tại vị trí nguy hiểm, có tác dụng ngăn ngừa các phương tiện tham gia giao thông đường bộ lao ra khỏi phần đường xe chạy khi gặp sự cố không kiểm soát được phương tiện.
Trường hợp không đồng thời bố trí cọc tiêu thì trên tường bảo vệ, hàng rào hộ lan phải được gắn tiêu phản quang hoặc sơn phản quang để cảnh báo cho người tham gia giao thông đường bộ về vị trí nguy hiểm và chỉ dẫn người tham gia giao thông đường bộ đi đúng theo hướng của phần đường xe chạy;
(4) Công trình chống chói được bố trí trên dải phân cách giữa, có tác dụng giảm bớt tác động, giảm bớt ánh sáng đèn của phương tiện lưu thông ngược chiều tới mắt người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
(5) Gương cầu lồi được lắp đặt tại lưng đường cong bán kính nhỏ, các vị trí giao cắt có tầm nhìn hạn chế hoặc bị che khuất, giúp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ có thể quan sát được từ xa phương tiện lưu thông ngược chiều để điều chỉnh tốc độ cho phù hợp;
(6) Hệ thống chiếu sáng được xây dựng để chiếu sáng bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông; thời gian thắp sáng trong hầm đường bộ theo quy trình vận hành, khai thác của công trình hầm;
(7) Dải phân cách được lắp đặt để phân chia phần đường xe chạy thành hai chiều riêng biệt hoặc để phân chia phần đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều đường;
(8) Tường chống ồn được xây dựng tại các vị trí cần thiết để giảm tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ gây ra;
(9) Gờ, gồ giảm tốc được lắp đặt ở các vị trí cần cảnh báo hoặc bắt buộc người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ giảm tốc độ để bảo đảm an toàn giao thông;
(10) Công trình khác phục vụ an toàn giao thông đường bộ
Hồ sơ đề nghị cấp phép thi công xây dựng nút giao đấu nối vào quốc lộ 13 ra sao?
Căn cứ tại Tại Điều 4 Thông tư 41/2024/TT-BGTVT quy định hồ sơ đề nghị cấp phép thi công xây dựng nút giao đấu nối vào quốc lộ như sau:
(1) Chủ đầu tư dự án xây dựng nút giao đấu nối vào đường quốc lộ đang khai thác gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phép thi công nút giao đấu nối vào đường quốc lộ đang khai thác theo hình thức trực tiếp hoặc gửi gián tiếp (qua hệ thống bưu điện hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến) đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 41/2024/TT-BGTVT.
Hồ sơ đề nghị bao gồm:
- Đơn đề nghị theo quy định tại mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 41/2024/TT-BGTVT;
- Thuyết minh và bản vẽ biện pháp tổ chức thi công nút giao đấu nối vào quốc lộ đang khai thác; biện pháp bảo đảm giao thông đường bộ khi thi công xây dựng nút giao đấu nối.
(2) Cơ quan có thẩm quyền cấp phép thi công nút giao đấu nối vào đường quốc lộ đang khai thác:
- Đối với quốc lộ do Bộ Giao thông vận tải quản lý, Khu Quản lý đường bộ thực hiện cấp phép thi công đấu nối vào đường quốc lộ thuộc phạm vi quản lý;
- Đối với quốc lộ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc cấp phép thi công đấu nối vào đường quốc lộ.
(3) Cơ quan có thẩm quyền thực hiện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
- Đối với hồ sơ nộp trực tiếp, cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đủ thì tiếp nhận và viết phiếu hẹn trả kết quả, nếu không đủ thì hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ theo quy định
- Đối với hồ sơ nộp gián tiếp, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đủ thì tiếp nhận, nếu không đủ có văn bản thông báo đến tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện;
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép thi công nút giao đấu nối theo quy định tại mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 41/2024/TT-BGTVT, trường hợp không chấp thuận thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
(4) Thời hạn có hiệu lực của giấy phép thi công nút giao đấu nối vào đường quốc lộ đang khai thác:
- Đối với nút giao đấu nối thuộc dự án đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, hiệu lực của giấy phép thi công nút giao đấu nối bằng tiến độ thực hiện dự án;
- Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản 4 Điều 4 Thông tư 41/2024/TT-BGTVT, thời hạn có hiệu lực của giấy phép thi công đấu nối không quá 24 tháng kể từ ngày được cấp phép thi công nút giao đấu nối vào đường quốc lộ đang khai thác;
- Hết thời hạn có hiệu lực của giấy phép thi công mà chưa hoàn thành thi công nút giao đấu nối vào đường quốc lộ đang khai thác thì phải thực hiện lại từ đầu thủ tục cấp phép.
Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp phép thi công xây dựng nút giao Ngã Tư Đình đấu nối vào quốc lộ bao gồm:
- Đơn đề nghị theo quy định tại mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 41/2024/TT-BGTVT;
- Thuyết minh và bản vẽ biện pháp tổ chức thi công nút giao đấu nối vào quốc lộ đang khai thác; biện pháp bảo đảm giao thông đường bộ khi thi công xây dựng nút giao đấu nối.
>> Tải mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 41/2024/TT-BGTVT: TẠI ĐÂY