Dự án mở rộng quốc lộ 22 bắt đầu bàn giao ranh mốc từ tháng 5
Mua bán nhà đất tại Hồ Chí Minh
Nội dung chính
Dự án mở rộng quốc lộ 22 bắt đầu bàn giao ranh mốc từ tháng 5
Sở Giao thông công chánh TPHCM đã có tờ trình gửi UBND TP về kế hoạch triển khai dự án mở rộng quốc lộ 22 đoạn từ nút giao An Sương đến đường vành đai 3 TPHCM theo hợp đồng BOT.
Dự án mở rộng Quốc lộ 22 được đầu tư với mức tổng đầu tư lên đến khoảng 10.424 tỉ đồng với quy mô mở rộng lên 10 làn xe. Dự án mở rộng Quốc lộ 22 bao gồm 3 dự án thành phần cụ thể như sau:
- Dự án thành phần 1: bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và di dời hạ tầng qua địa bàn huyện Hóc Môn có mức vốn khoảng 6.227 tỉ đồng.
- Dự án thành phần 2: di dời hạ tầng đoạn qua địa bàn quận 12
- Dự án thành phần 3: đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp mở rộng Quốc lộ 22 theo hợp đồng BOT với mức vốn 4.190 tỉ đồng
Dự án mở rộng quốc lộ 22 gồm có ba dự án thành phần. Trong đó, dự án thành phần 1 - bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và di dời hạ tầng qua địa bàn huyện Hóc Môn có mức vốn khoảng 6.227 tỉ đồng.
Theo tờ trình, công tác bàn giao giải phóng mặt bằng sẽ được hoàn thành trong tháng 5/2025 và TP phê duyệt phương án bồi thường tái định cư cũng như ban hành văn bản quyết định thu hồi đất vào tháng 12/2025. Các địa phương bàn giao mặt bằng từ tháng 2/2026.
Công tác lựa chọn nhà đầu tư sẽ bắt đầu từ tháng 8/2025 dựa trên kết quả khảo sát sự quan tâm vào tháng 6 và dự kiến ký kết hợp đồng dự án PPP hoàn thành trong quý I/2026.
Đến quý II/2026 sẽ tiến hành khởi công xây dựng dự án mở rộng Quốc lộ 22, năm 2028 hoàn thành đưa vào khai thác.
Như vậy, dự án mở rộng Quốc lộ 22 sẽ được khởi công vào quý II/2026 với quy mô mở rộng Quốc lộ 22 lên 10 làn đường.
Khi nào mở rộng Quốc lộ 22? Dự án mở rộng Quốc lộ 22 lên mấy làn đường? (Hình từ internet)
Việc đầu tư xây dựng mở rộng công trình đường bộ phải bảo đảm các quy định gì?
Theo Điều 28 Luật Đường bộ 2024 quy định về Đầu tư, xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ
Điều 28. Đầu tư, xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ
1. Đầu tư, xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ là việc đầu tư, xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng, cải tạo công trình đường bộ và các công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ.
2. Việc đầu tư, xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ phải phù hợp với quy định của Luật này, quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, pháp luật về xây dựng, pháp luật về ngân sách nhà nước, và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Bộ Giao thông vận tải đầu tư tuyến, đoạn tuyến quốc lộ và các công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Ủy ban nhân dân các cấp đầu tư các loại đường bộ và các công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Việc đầu tư, xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ phải bảo đảm các quy định sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch;
b) Bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, cấp kỹ thuật của đường bộ, bảo vệ cảnh quan, môi trường và có giải pháp đáp ứng yêu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu; có giải pháp thiết kế, xây dựng công trình để phục vụ người khuyết tật, người già và các đối tượng khác tham gia giao thông thuận lợi, an toàn;
c) Công trình đường bộ có thể phân kỳ theo nhu cầu vận tải, khả năng huy động nguồn lực để bảo đảm hiệu quả đầu tư;
d) Trường hợp đầu tư, xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ liên quan đến đê, hành lang bảo vệ nguồn nước, lòng, bờ, bãi sông, hồ phải bảo đảm phù hợp theo quy định của pháp luật về đê điều và an toàn đê điều; bảo đảm không gây sạt, lở lòng, bờ, bãi sông, hồ, không gây cản trở dòng chảy; hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không làm tăng nguy cơ rủi ro thiên tai và bảo đảm tính ổn định của công trình trước thiên tai, biến đổi khí hậu.
[...]
Như vậy, việc đầu tư xây dựng mở rộng công trình đường bộ thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ phải đảm bảo các quy định sau:
- Phù hợp với quy hoạch
- Bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn, cấp kỹ thuật, bảo vệ cảnh quan, môi trường và có giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, giải pháp thiết kế, xây dựng phục vụ người khuyết tật, người già và các đối tượng khác.
- Có thể phân kỳ theo nhu cầu vận tải, khả năng huy động nguồn lực để bảo đảm hiệu quả đầu tư
- Trường hợp liên quan đến đê, hành lang bảo vệ nguồn nước, lòng, bờ, bãi sông, hồ phải bảo đảm phù hợp theo quy định.
Tổng quan bảng giá đất TPHCM năm 2025
Ngày 21/10/2024, UBND TPHCM có Quyết định 79/2024/QĐ-UBND TPHCM về sửa đổi, bổ sung Quyết định 02/2020/QĐ-UBND TPHCM về Bảng giá đất TPHCM năm 2025 có hiệu lực từ ngày 31/10/2024.
Theo đó, Bảng giá đất TPHCM năm 2025 được áp dụng từ ngày 31/10/2024 đến ngày 31/12/2025, ngày Quyết định 79/2024/QĐ-UBND TPHCM hết hiệu lực.
Theo bảng giá đất TPHCM năm 2025
- Giá đất cao nhất tại TP Hồ Chí Minh là: 687.200.000 VNĐ
- Giá đất trung bình tại TP Hồ Chí Minh là: 23.687.362 VNĐ
TPHCM là một đô thị lớn của đất nước, không chỉ nổi bật về mức độ phát triển kinh tế mà còn có thị trường bất động sản cũng phát triển không kém, luôn đi đầu trong việc cải thiện phát triển cơ sở hạ tầng và mở rộng các khu đô thị.
Giá đất cao tại những khu vực trung tâm của thành phố như Quận 1, Quận 3, Quận 7, Quận Bình Thạnh. Giá đất thấp hơn tại các khu vực ngoại thành như Quận 12, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh
Tra cứu Bảng giá đất TPHCM năm 2025 Chi tiết tại đây.