09:45 - 17/06/2025

Dự án cầu Thủ Thiêm 4 bao giờ khởi công?

Dự án cầu Thủ Thiêm 4 dự kiến sẽ khởi công trong năm 2025.

Mua bán nhà đất tại Hồ Chí Minh

Xem thêm nhà đất tại Hồ Chí Minh

Nội dung chính

    Dự án cầu Thủ Thiêm 4 bao giờ khởi công?

    Cầu Thủ Thiêm 4 là một trong những công trình giao thông trọng điểm bắc qua sông Sài Gòn và nối liền với khu đô thị Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức) với Quận 7.

    Theo như kế hoạch, cầu Thủ Thiêm 4 sẽ được khởi công trong năm 2025 và hoàn thành vào năm 2028. Cầu Thủ Thiêm có tổng chiều dài khoảng 2,16 km trong đó phần cầu chính dài hơn 1,6 km. Cầu được  thiết kế với quy mô 6 làn xe, đáp ứng được nhu cầu lưu thông của phương tiện.

    Cầu Thủ Thiêm 4 bắt đầu từ khu vực giao giữa cầu Tân Thuận 2 và đường Nguyễn Văn Linh (Quận 7), đi dọc theo trục Nguyễn Văn Linh, rẽ vào đường Huỳnh Tấn Phát rồi nối tiếp qua Lưu Trọng Lư. Từ đây, cầu sẽ vượt qua khu cảng Tân Thuận, bắc qua sông Sài Gòn nối với khu đô thị Thủ Thiêm, đoạn giao giữa trục Bắc Nam và đường Bùi Thiện Ngộ.

    Cầu Thủ Thiêm 4 có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 6.000 tỷ đồng và được triển khai theo hình thức BOT.

    Như vậy, dự án cầu Thủ Thiêm 4 dự kiến sẽ khởi công trong năm 2025 và hoàn thành vào năm 2028. khi hoàn thành, cầu Thủ Thiêm 4 sẽ giúp giảm tải áp lực cho cầu Kênh Tẻ, giảm thiểu được tình trạng ùn tắc giao thông bên cạnh đó dự án còn tạo ra trục kết nối chiến lược giữa khu đô thị Thủ Thiêm với các khu vực khác tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế.

    Dự án cầu Thủ Thiêm 4 bao giờ khởi công?

    Dự án cầu Thủ Thiêm 4 bao giờ khởi công? (Hình từ Internet)

    Công trình giao thông bao gồm những công trình nào?

    Căn cứ theo Mục 4 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về công trình giao thông bao gồm những công trình như sau:

    (1) Công trình đường bộ: Đường ô tô cao tốc; đường ô tô; đường trong đô thị; đường nông thôn.

    (2) Bến phà, bến xe; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ; trạm thu phí; trạm dừng nghỉ.

    (3) Công trình đường sắt:

    - Đường sắt cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị (đường sắt trên cao, đường tàu điện ngầm/Metro); đường sắt quốc gia; đường sắt chuyên dụng và đường sắt địa phương;

    - Ga hành khách, ga hàng hóa; ga deport; các kết cấu rào chắn, biển báo phục vụ giao thông.

    - Chú thích: Công trình sản xuất, đóng mới phương tiện đường sắt (đầu máy, toa tàu) thuộc loại công trình phục vụ sản xuất công nghiệp - Mục II Phụ lục này.

    (4) Công trình cầu: Cầu đường bộ, cầu bộ hành (không bao gồm cầu treo dân sinh); cầu đường sắt; cầu phao; cầu treo dân sinh.

    (5) Công trình hầm: Hầm tàu điện ngầm, hầm đường ô tô, hầm đường sắt, hầm cho người đi bộ.

    (6) Công trình đường thủy nội địa, hàng hải:

    - Công trình đường thủy nội địa: Cảng, bến thủy nội địa; bến phà, âu tàu; công trình sửa chữa phương tiện thủy nội địa (bến, ụ, triền, đà, sàn nâng,...); luồng đường thủy (trên sông, hồ, vịnh và đường ra đảo, trên kênh đào); các khu vực neo đậu; công trình chỉnh trị (hướng dòng/bảo vệ bờ).

    - Công trình hàng hải: Bến, cảng biển; bến phà; âu tàu; công trình sửa chữa tàu biển (bến, ụ, triền, đà, sàn nâng,...); luồng hàng hải; các khu vực, các công trình neo đậu; công trình chính trị (đê chắn sóng/chắn cát, kè hướng dòng/bảo vệ bờ).

    - Các công trình đường thủy nội địa, hàng hải khác: Hệ thống phao báo hiệu hàng hải trên sông, trên biển; đèn biển; đăng tiêu; công trình chỉnh trị, đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ; hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải (VTS) và các công trình hàng hải khác.

    - Công trình hàng không: Khu bay (bao gồm cả các công trình đảm bảo bay); nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, khu kỹ thuật máy bay (hangar), kho hàng hóa,...

    (8) Tuyến cáp treo và nhà ga để vận chuyển người và hàng hóa.

    (9) Cảng cạn.

    (10) Các công trình khác như: trạm cân, cống, bể, hào, hầm, tuy nen kỹ thuật và kết cấu khác phục vụ giao thông vận tải.

    Đất tại TP.HCM dành cho kết cấu hạ tầng cầu Thủ Thiêm 4 quy định ra sao?

    Căn cứ tại Điều 13 Luật Đường bộ 2024 quy định như sau:

    (1) Đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm:

    - Đất của đường bộ gồm phần đất để xây dựng công trình đường bộ và phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ;

    - Đất để xây dựng bến xe; bãi đỗ xe; điểm dừng xe, đỗ xe; trạm dừng nghỉ; các công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động đường bộ;

    - Hành lang an toàn đường bộ.

    (2) Việc quản lý, sử dụng đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ phải tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về quy hoạch, pháp luật về quy hoạch đô thị, pháp luật về xây dựng, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    (3) Trường hợp do vị trí tự nhiên mà việc thoát nước từ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ buộc phải qua bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có hệ thống thoát nước đi qua phải dành một lối thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn hệ thống thoát nước.

    Người quản lý, sử dụng đường bộ phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản khi xây dựng, lắp đặt hệ thống thoát nước; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật,

    Lê Minh Vũ
    Từ khóa
    Cầu Thủ Thiêm 4 Dự án Cầu Thủ Thiêm 4 Cầu Thủ Thiêm 4 bao giờ khởi công Công trình giao thông bao gồm những công trình Kết cấu hạ tầng cầu Thủ Thiêm 4 Đường bộ
    52