Dự án cải tạo rạch Văn Thánh khi nào khởi công?
Nội dung chính
Dự án cải tạo rạch Văn Thánh khi nào khởi công?
Dự án cải tạo rạch Văn Thánh nằm trên địa bàn quận Bình Thạnh sắp được triển khai sau khi đã được HĐND TP.HCM thông qua chủ trương đầu tư.
Theo kế hoạch, dự án cải tạo rạch Văn Thánh có chiều dài gần 2 km từ đường Võ Oanh đến kênh Nhiêu Lộc – Thị Lộc và một nhánh rạch dài 275m. Dự án cải tạo có tổng chiều dài đạt 1.965m Dọc theo tuyến rạch, hai bên bờ sẽ được xây dựng hệ thống kè bê tông vững chắc, lòng rạch sẽ được nạo vét với bề rộng từ 25 đến 50 mét, độ sâu khoảng 3 mét.
Dự án có tổng vốn đầu tư lên đến 8.613 tỷ đồng và dự kiến sẽ khởi công vào tháng 1 năm 2027, đặt mục tiêu hoàn thành vào tháng 12 năm 2029.
Như vậy, dự án cải tạo rạch Văn Thánh dự kiến sẽ khởi công vào tháng 1 năm 2027, đặt mục tiêu hoàn thành vào tháng 12 năm 2029. Khi hoàn thành, dự án cải tạo rạch Văn Thánh sẽ giải quyết được tình trạng ngập nước trên địa bàn quận Bình Thạnh bên cạnh đó còn cải thiện được hình ảnh của thành phố.
Dự án cải tạo rạch Văn Thánh khi nào khởi công? (Hình từ Internet)
Khung trạng thái nguồn nước rạch Văn Thánh được quy đinh ra sao?
Căn cứ tại Điều 42 Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định về khung trạng thái nguồn nước như sau:
(1) Trạng thái của nguồn nước trên lưu vực sông, tiểu lưu vực sông bao gồm:
- Trạng thái bình thường: lượng nước có thể khai thác đảm bảo đủ cho các nhu cầu sinh hoạt, an sinh xã hội; đảm bảo đầy đủ lượng nước cho các ngành kinh tế, bảo vệ môi trường; diễn biến, dự báo xâm nhập mặn ở những khu vực có nguồn nước thường xuyên ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn nhưng không ảnh hưởng đến nhu cầu khai thác nước;
- Trạng thái thiếu nước: lượng nước có thể khai thác đảm bảo đủ cho các nhu cầu sinh hoạt, an sinh xã hội, nhưng không đáp ứng đầy đủ lượng nước cho toàn bộ các ngành kinh tế. Trạng thái thiếu nước có thể xảy ra trên toàn bộ lưu vực hoặc ở một số tiểu lưu vực sông hoặc khu vực;
- Trạng thái thiếu nước nghiêm trọng: lượng nước có thể khai thác không đủ cấp cho các ngành kinh tế và có nguy cơ không bảo đảm cấp cho sinh hoạt, an sinh xã hội và thiếu nước xảy ra trên diện rộng, nhiều lưu vực sông.
(2) Hạn ngạch khai thác tài nguyên nước là giới hạn lượng nước cho phép khai thác của công trình khai thác tài nguyên nước do cơ quan có thẩm quyền cấp phép khai thác tài nguyên nước quyết định trên cơ sở trạng thái nguồn nước trên lưu vực sông, nhu cầu sử dụng nước và các yêu cầu về bảo vệ tài nguyên nước thông qua giấy phép khai thác tài nguyên nước và phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước khi có dự báo trạng thái nguồn nước tương ứng trạng thái quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 42 Nghị định 53/2024/NĐ-CP. Việc quyết định hạn ngạch khai thác tài nguyên nước được thực hiện như sau:
- Trường hợp hiện trạng và dự báo nguồn nước trên lưu vực sông ở trạng thái bình thường thì hạn ngạch khai thác tài nguyên nước được thực hiện theo giấy phép khai thác tài nguyên nước;
- Trường hợp hiện trạng hoặc dự báo nguồn nước ở trạng thái thiếu nước thì hạn ngạch khai thác tài nguyên nước thực hiện theo hoạt động điều hòa, phân phối tài nguyên nước tương ứng với trạng thái của nguồn nước quy định tại khoản 3 Điều 40Nghị định 53/2024/NĐ-CP.
Xác định ngưỡng khai thác nước dưới đất rạch Văn Thánh ra sao?
Can cứ tại Điều 32 Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định như sau:
(1) Ngưỡng khai thác nước dưới đất được thể hiện qua giới hạn về lượng nước có thể khai thác của từng tầng chứa nước tại từng khu vực và được tính toán trên cơ sở giới hạn mực nước khai thác của tầng chứa nước quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 53/2024/NĐ-CP.
Ngưỡng khai thác nước dưới đất được quy định trong các quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh. Trường hợp quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh đã được phê duyệt mà chưa quy định ngưỡng khai thác nước dưới đất thì được rà soát, cập nhật, bổ sung khi điều chỉnh quy hoạch.
(2) Giới hạn mực nước khai thác của tầng chứa nước là chiều sâu mực nước động lớn nhất được phép khai thác tại giếng thuộc công trình khai thác nước dưới đất. Giới hạn mực nước khai thác của tầng chứa nước được tính từ mặt đất tại khu vực xung quanh giếng đến một nửa bề dày của tầng chứa nước không áp hoặc đến mái của tầng chứa nước có áp, nhưng không được vượt quá quy định sau đây:
- Đối với các tầng chứa nước lỗ hổng ở các địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng: không vượt quá 35 m đối với khu vực nội thành của thành phố Hà Nội và các thành phố, thị xã khác; không vượt quá 30 m đối với các khu vực còn lại;
- Đối với các tầng chứa nước lỗ hổng ở khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long: không vượt quá 40 m đối với khu vực nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ; không vượt quá 35 m đối với các thành phố, thị xã khác; không vượt quá 30 m đối với các khu vực còn lại;
- Đối với các tầng chứa nước lỗ hổng ở các vùng không quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 32 Nghị định 53/2024/NĐ-CP không vượt quá 30 m;
- Đối với các tầng chứa nước trong đá bazan, khe nứt ở các địa phương thuộc khu vực Tây Nguyên và các địa phương khác không vượt quá 50 m.