09:18 - 14/04/2025

Bình Dương sáp nhập với tỉnh nào theo Nghị quyết 60 NQ TW ngày 12/4/2025?

Bình Dương sáp nhập với tỉnh nào theo Nghị quyết 60 NQ TW ngày 12/4/2025? Bình Dương dự kiến tên gọi các phường xã sau sáp nhập

Nội dung chính

Bình Dương sáp nhập với tỉnh nào theo Nghị quyết 60 NQ TW ngày 12/4/2025?

Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.

Dưới đây là Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW ngày 12/4/2025, cụ thể như sau:

(1) Các đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập

1. Thành phố Hà Nội.

2. Thành phố Huế.

3. Tỉnh Lai Châu.

4. Tỉnh Điện Biên.

5. Tỉnh Sơn La.

6. Tỉnh Lạng Sơn.

7. Tỉnh Quảng Ninh.

8. Tỉnh Thanh Hoá.

9. Tỉnh Nghệ An.

10. Tỉnh Hà Tĩnh.

11. Tỉnh Cao Bằng.

(2) Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất

1. Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tuyên Quang hiện nay.

2. Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, lấy tên là tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái hiện nay.

3. Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, lấy tên là tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay.

4. Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay,

5. Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.

6. Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.

7. Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay.

8. Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.

9. Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị, lấy tên là tỉnh Quảng Trị, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Bình hiện nay.

10. Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, lấy tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.

11. Hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi, lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.

12. Hợp nhất tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, lấy tên là tỉnh Gia Lai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bình Định.

13. Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà, lấy tên là tỉnh Khánh Hoà, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hoà hiện nay.

14. Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận, lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay.

15. Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay.

16. Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh; lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

17. Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay.

18. Hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, lấy tên là tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Long An.

19. Hợp nhất thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang; lấy tên là thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Cần Thơ hiện nay.

20. Hợp nhất tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, lấy tên là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay.

21. Hợp nhất tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp, lấy tên là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tiền Giang.

22. Hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, lấy tên là tỉnh Cà Mau, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Cà Mau hiện nay.

23. Hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang.

Như vậy, theo Nghị quyết 60 NQ TW ngày 12/4/2025 dự kiến Bình Dương sáp nhập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh; lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

Bình Dương sáp nhập với tỉnh nào theo Nghị quyết 60 NQ TW ngày 12/4/2025?

Bình Dương sáp nhập với tỉnh nào theo Nghị quyết 60 NQ TW ngày 12/4/2025? (Hình từ internet)

Bình Dương dự kiến tên gọi các phường xã sau sáp nhập

Dự kiến phương án sắp xếp, tên gọi các phường xã như sau:

Thủ Dầu Một sáp nhập 14 phường thành 03 phường:

(1) Thành lập phường Thủ Dầu Một trên cơ sở sáp nhập 05 phường gồm: Phú Cường, Phú Lợi, Phú Hòa, Chánh Nghĩa, Phú Thọ.

(2) Thành lập phường Châu Thành trên cơ sở sáp nhập 05 phường gồm: Tân An, Chánh Mỹ, Tương Bình Hiệp, Hiệp An, Định Hoà.

(3) Thành lập phường Bình Dương trên cơ sở sáp nhập 04 phường: Phú Mỹ, Hiệp Thành, Hòa Phú, Phú Tân.

Dĩ An sáp nhập 08 phường thành 02 phường:

(1) Thành lập phường Dĩ An trên cơ sở sáp nhập 05 phường gồm: Bình Thắng, Bình An, Đông Hòa, An Bình, Dĩ An.

(2) Thành lập phường Tân Đông Hiệp trên cơ sở sáp nhập 03 phường gồm: An Phú (Thuận An), Tân Bình, Tân Đông Hiệp.

Thuận An sáp nhập 08 phường và 01 xã thành 02 phường:

(1) Thành lập phường Lái Thiêu trên cơ sở sáp nhập Xã An Sơn và 05 phường: An Thạnh, Bình Nhâm, Lái Thiêu, Hưng Định, Vĩnh Phú.

(2) Thành lập phường Thuận An trên cơ sở sáp nhập 03 phường gồm: Bình Chuẩn, Thuận Giao, Bình Hoà.

Tân Uyên sáp nhập 02 xã và 10 phường thành 04 phường:

(1) Thành lập phường Vĩnh Tân trên cơ sở sap nhập 02 phường: Vĩnh Tân, Phú Chánh.

(2) Thành lập phường Tân Uyên trên cơ sở sáp nhập 02 phường gồm: Uyên Hưng, Hội Nghĩa.

(3) Thành lập phường Tân Hiệp trên cơ sở sáp nhập 02 phường gồm Tân Hiệp, Khánh Bình và xã Bạch Đằng.

(4) Thành lập phường Tân Khánh trên cơ sở sáp nhập xã Thạnh Hội và 04 phường gồm: Thái Hòa, Thạnh Phước, Tân Phước Khánh, Tân Vĩnh Hiệp.

Bến Cát sáp nhập 01 xã và 07 phường thành 04 phường:

(1) Thành lập phường Tây Nam trên cơ sở sáp nhập xã Phú An và 02 phường: An Điền, An Tây.

(2) Thành lập phường Bến Cát trên cơ sở sáp nhập: Phường Mỹ Phước, 01 phần Phường Chánh Phú Hòa (khu phố 1-8).

(3) Thành lập Phường Tân Định trên cơ sở sáp nhập 02 phường: Tân Định, Hòa Lợi và Khu phố 9 - Chánh Phú Hòa.

(4) Thành lập phường Thới Hòa giữ nguyên hiện trạng của phường Thời Hòa như hiện nay.

Dầu Tiếng sáp nhập 01 thị trấn và 12 xã thành 04 xã:

(1) Thành lập xã Minh Hòa trên cơ sở sáp nhập 03 xã: Minh Hoà, Minh Thạnh, Minh Tân.

(2) Thành lập xã Dầu Tiếng trên cơ sở sáp nhập thị trấn Dầu Tiếng và 03 xã: Định An, Định Thành, Định Hiệp.

(3) Thành lập xã Thanh Tuyền trên cơ sở sáp nhập 02 xã: Thanh An, Thanh Tuyền.

(4) Thành lập xã Long Hòa trên cơ sở sáp nhập 03 xã: An Lập, Long Tân, Long Hoà.

Phú Giáo sáp nhập 01 thị trấn và 10 xã thành 03 xã:

(1) Thành lập xã Phú Giáo trên cơ sở sáp nhập 05 xã: An Linh, Phước Sang, An Thái, An Long, Tân Hiệp.

(2) Thành lập xã Phước Vĩnh trên cơ sở sáp nhập 03 xã: Tân Long, Vĩnh Hoà, Phước Hoà.

(3) Thành lập xã Phước Thành trên cơ sở sáp nhập thị trấn Phước Vĩnh và 02 xã: An Bình, Tam Lập.

Bàu Bàng sáp nhập 01 thị trấn và 06 xã thành 02 xã:

(1) Thành lập xã Bàu Bàng trên cơ sở sáp nhập thị trấn Lai Uyên và 02 xã: Cây Trường II, Trừ Văn Thố.

(2) Thành lập xã Long Nguyên trên cơ sở sáp nhập 04 xã: Long Nguyên, Tân Hưng, Hưng Hòa, Lai Hưng.

Bắc Tân Uyên sáp nhập 02 thị trấn và 08 xã thành 03 xã:

(1) Thành lập xã Bình Mỹ trên cơ sở sáp nhập thị trấn Tân Bình và 02 xã: Bình Mỹ, Tân Lập.

(2) Thành lập xã Tân Thành trên cơ sở sáp nhập thị trấn Tân Thành và 02 xã: Tân Định, Đất Cuốc.

(3) Thành lập xã Thường Tân trên cơ sở sáp nhập 04 xã: Hiếu Liêm, Tân Mỹ, Lạc An, Thường Tân.

Bảng giá đất Bình Dương 2025 áp dụng theo văn bản nào?

Từ ngày 01/01/2025, tỉnh Bình Dương sẽ chính thức áp dụng bảng giá đất mới theo các phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 20/2024/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Bảng giá này được xây dựng nhằm thay thế khung giá đất giai đoạn 2020–2024, đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện tại và sát với giá thị trường hơn.

Cụ thể, bảng giá đất mới được phân chia thành các nhóm rõ ràng theo từng phụ lục như sau:

> Phụ lục I: Liệt kê bảng giá các loại đất áp dụng trên toàn tỉnh trong giai đoạn 2024–2025.

> Phụ lục II: Quy định khung giá đối với đất ở, đất thương mại – dịch vụ và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn.

> Phụ lục III: Áp dụng cho giá đất ở, đất dịch vụ – thương mại và đất sản xuất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị.

Việc triển khai bảng giá đất mới từ đầu năm 2025 không chỉ đảm bảo công bằng trong quản lý đất đai mà còn góp phần điều tiết thị trường, tạo cơ sở pháp lý cho việc tính thuế, bồi thường khi thu hồi đất cũng như các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất.

Trần Thị Thu Phương
Từ khóa
Nghị quyết 60 Bình Dương sáp nhập với tỉnh nào Bình Dương sáp nhập với tỉnh nào theo Nghị quyết 60 NQ TW Bảng giá đất Nghị quyết 60-NQ/TW Đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập Sau sáp nhập 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh Bình Dương sáp nhập
862