15:34 - 28/05/2025

Bản đồ vị trí xây dựng Cầu Hiếu Liêm 2? Những cây cầu hiện hữu nối Bình Dương và Đồng Nai?

Bản đồ vị trí xây dựng Cầu Hiếu Liêm 2? Những cây cầu hiện hữu nối Bình Dương và Đồng Nai? Tiêu chuẩn các điểm vượt sông và bãi sông trong thiết kế cầu đường bộ thế nào?

Nội dung chính

    Bản đồ vị trí xây dựng Cầu Hiếu Liêm 2?

    Cầu Hiếu Liêm 2 là dự án cầu đường kết nối địa bà hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Dự án được HĐND tỉnh Bình Dương đồng thuận đề xuất xây dựng tại Nghị quyết 38/NQ-HĐND năm 2025.

    Trong đó Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án kết nối tỉnh Đồng Nai (xây dựng cầu Hiếu Liêm 2).

    Cụ thể là nối giữa xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương) với xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai). Cầu sẽ bắc qua sông Bé, thay thế cho bến đò Hiếu Liêm hiện hữu, nhằm cải thiện hạ tầng giao thông và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.

    - Điểm đầu: Tại đường vào bến đò Hiếu Liêm, xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

    - Điểm cuối: Giao với đường Hiếu Liêm, xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

    Tổng chiều dài tuyến khoảng 1,464 km bao gồm cầu chính dài 150 m bắc qua sông Bé, đường dẫn phía Bình Dương dài hơn 1,2 km và đường dẫn phía Đồng Nai dài khoảng 100 m.

    Bản đồ vị trí xây dựng Cầu Hiếu Liêm 2 dưới đây:

    *Bản đồ vị trí xây dựng Cầu Hiếu Liêm 2 chỉ mang tính tham khảo!

    Những cây cầu hiện hữu nối Bình Dương và Đồng Nai?

    Hiện nay, nhằm mục đích kết nối hai tỉnh thuận lợi cho giao thông đi lại của người dân, dưới đây là những cây cầu hiện hữu nối Bình Dương và Đồng Nai:

    Tên cầu

    Năm hoàn thành

    Vị trí kết nối

    Thông tin kỹ thuật

    Ghi chú

    Cầu Đồng Nai

    1964 (cầu cũ), 2009 (cầu mới)

    TP. Biên Hòa (Đồng Nai) – TP. Dĩ An (Bình Dương)

    Cầu cũ dài gần 500 m, rộng 16 m với 4 làn xe; cầu mới dài 461,6 m, rộng 20 m với 5 làn xe.

    Cầu cũ xây dựng năm 1964; cầu mới xây dựng năm 2007 và hoàn thành năm 2009 để chia sẻ lưu lượng giao thông với cầu cũ.

    Cầu Hóa An

    2014

    TP. Biên Hòa (Đồng Nai) – TP. Dĩ An (Bình Dương)

    Cầu mới dài hơn 1,3 km, rộng 16,5 m với 3 làn xe cơ giới và 1 làn xe hỗn hợp; có hầm chui dưới cầu dài 330 m, rộng 10 m, cao 3,2 m.

    Cầu cũ xây dựng năm 1973; cầu mới xây dựng năm 2014 để đáp ứng nhu cầu giao thông ngày càng tăng.

    Cầu Thủ Biên

    2010

    Huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương) – Huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai)

    Dài 511 m với 9 nhịp, trong đó 3 nhịp chính dài 270 m; rộng 17 m với 4 làn xe.

    Cầu đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thông giữa hai tỉnh và nằm trong quy hoạch đường Vành đai 4 TP.HCM.

    Cầu Bạch Đằng 2

    2024

    TP. Tân Uyên (Bình Dương) – Xã Bình Lợi, Huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai)

    Tổng chiều dài gần 1 km, trong đó phần cầu dài hơn 401 m, phần đường dẫn dài hơn 544 m; rộng 17 m với 4 làn xe; vận tốc thiết kế 80 km/h.

    Cầu chính thức thông xe vào ngày 23/9/2024, góp phần thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế giữa hai địa phương.

    Ngoài ra, hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai đang lên kế hoạch xây dựng thêm một số cây cầu mới để tăng cường kết nối giao thông, bao gồm: cầu Hiếu Liêm 2 (được nêu ở trên), cầu Tân An - Lạc An, cầu Tân Hiền - Thường Tân và cầu Thạnh Hội 2.

    Các dự án này dự kiến sẽ được khởi công trong giai đoạn 2025 - 2026 nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao của người dân và doanh nghiệp, đồng thời tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ.

    Bản đồ vị trí xây dựng Cầu Hiếu Liêm 2? Những cây cầu hiện hữu nối Bình Dương và Đồng Nai?

    Bản đồ vị trí xây dựng Cầu Hiếu Liêm 2? Những cây cầu hiện hữu nối Bình Dương và Đồng Nai? (hình từ internet)

    Tiêu chuẩn các điểm vượt sông và bãi sông trong thiết kế cầu đường bộ thế nào?

    Căn cứ theo tiết 3.2.2 tiểu mục 3.2 Mục 3 TCVN 11823-2:2017 quy định về tiêu chuẩn các điểm vượt sông và bãi sông trong thiết kế cầu đường bộ như sau:

    Phải xác định các điểm vượt sông có xét đến giá thành xây dựng ban đầu và việc tối ưu hóa tổng giá thành công trình, bao gồm các công trình chỉnh trị sông và các biện pháp duy tu, bảo dưỡng cần thiết để giảm xói lở. Nghiên cứu phương án các vị trí vượt sông cần bao gồm các đánh giá về:

    - Các đặc trưng thủy văn và thủy lực của sông và vùng ngập của nó, bao gồm sự ổn định dòng sông, lũ lịch sử, biên độ và chu kỳ của thủy triều ở các vị trí vượt sông;

    - Ảnh hưởng của cầu đối với phân bổ lũ và nguy cơ xói ở móng cầu;

    - Khả năng gây nên những rủi ro mới hoặc làm tăng những rủi ro do lũ;

    - Những tác động đến môi trường trên sông và bãi.

    - Cầu và đường đầu cầu ở bãi sông cần được định vị và thiết kế có xét đến các mục đích và mục tiêu quản lý bãi sông gồm:

    - Ngăn ngừa việc sử dụng và phát triển không kinh tế, nhiều rủi ro hoặc không thỏa đáng đối với vùng bãi sông;

    - Tránh những xâm phạm lớn về chiều ngang cũng như chiều dọc ở nơi có thể;

    - Giảm đến mức tối thiểu các tác động bất lợi của đường và giảm bớt các tác động không tránh được ở nơi có thể;

    - Phù hợp với các yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

    - Bồi tích và xói mòn dài hạn

    - Các cam kết để được chấp thuận về mặt bảo vệ môi trường.

    Lê Nhung Huyền
    Từ khóa
    Cầu Hiếu Liêm 2 Xây dựng Cầu Hiếu Liêm 2 Bản đồ vị trí xây dựng Cầu Hiếu Liêm 2 Cây cầu hiện hữu nối Bình Dương và Đồng Nai Bình Dương và Đồng Nai Thiết kế cầu đường bộ
    85