Bản đồ hướng tuyến cao tốc kết nối giữa Long Thành và Hồ Tràm
Mua bán nhà đất tại Đồng Nai
Nội dung chính
Bản đồ hướng tuyến cao tốc kết nối giữa Long Thành và Hồ Tràm
Ngày 24.6, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có thông tin về quy hoạch, kế hoạch đầu tư, dự kiến phương án đầu tư tuyến đường cao tốc kết nối giữa sân bay Long Thành và khu vực Hồ Tràm (huyện Xuyên Mộc).
Theo quy hoạch, tuyến cao tốc Long Thành - Hồ Tràm này sẽ có điểm đầu tại nút giao đường Vành đai 4 TP.HCM và ĐT 991 (TP Phú Mỹ), điểm cuối tại nút giao với đường ven biển ĐT 994 (Xuyên Mộc), với chiều dài khoảng 41 km.
Tuyến cao tốc Long Thành - Hồ Tràm bắt đầu từ nút giao giữa đường Vành đai 4 TP.HCM và ĐT 991 (thuộc TP. Phú Mỹ), sau đó di chuyển cạnh hồ Đá Đen, đoạn qua xã Láng Lớn, huyện Châu Đức – khu vực có mật độ dân cư thấp, chủ yếu là đất nông nghiệp và hồ chứa nước, rất thuận tiện cho công tác giải phóng mặt bằng và triển khai thi công.
Tiếp theo, tuyến đường tiến về phía nông trường cao su Bình Ba, rồi giao cắt với Quốc lộ 56 tại trung tâm huyện Châu Đức. Sau đó, tuyến cao tốc hướng đến khu vực nút giao chiến lược gồm các tuyến đường lớn như Bình Giã – Đá Bạc, DT992, DT996 và DH29F. Đây là nút giao 6 nhánh quan trọng, được quy hoạch trở thành trung tâm điều phối giao thông nội – liên huyện, góp phần thúc đẩy giao thương và vận tải trong vùng.
Sau khi qua ngã sáu xã Đá Bạc, tuyến đường tiếp tục kéo dài về hướng thị trấn Phước Bửu (huyện Xuyên Mộc), nơi tuyến sẽ giao cắt với Quốc lộ 55 – trục đường ven biển kết nối Hồ Tràm với các địa phương phía Bắc và Nam.
Đặc biệt, tuyến cao tốc trong tương lai sẽ băng qua khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, một trong những vùng sinh thái rừng ven biển quý hiếm còn lại của Đông Nam Bộ. Đoạn đi qua khu vực này dự kiến sẽ được thiết kế hài hòa với thiên nhiên, hạn chế tối đa tác động đến hệ sinh thái.
Cuối cùng, tuyến đường kết thúc tại điểm nút giao với đường ven biển Vũng Tàu – Bình Thuận và tỉnh lộ DT999B, thuộc địa phận huyện Xuyên Mộc. Đây cũng chính là cửa ngõ kết nối trực tiếp với khu du lịch Hồ Tràm, giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ sân bay Long Thành đến bờ biển, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho du lịch, dịch vụ và bất động sản ven biển khu vực này.
Dưới đây là bản đồ hướng tuyến cao tốc kết nối giữa Long Thành và Hồ Tràm
Bản đồ hướng tuyến cao tốc kết nối giữa Long Thành và Hồ Tràm (Hình ảnh Internet)
Cập nhật tiến độ cao tốc Long Thành Hồ Tràm mới nhất 2025
Dự kiến, trong giai đoạn 2021–2030, tuyến cao tốc kết nối giữa Long Thành và Hồ Tràm sẽ được xây dựng với quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100–120 km/h, sau đó sẽ mở rộng lên 6 làn xe sau năm 2030. Dự án cũng sẽ hoàn chỉnh hàng loạt nút giao với các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ như QL55, QL56, TL765, TL997, TL328, TL994 nhằm đảm bảo liên kết giao thông đồng bộ, hiệu quả.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày 3/5/2025, dự án cao tốc Hồ Tràm Long Thành được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thủ tục và giải phóng mặt bằng, với mục tiêu tổ chức lễ phát động khởi công vào dịp 2/9/2025.
Các cột mốc chính được xác lập:
Tháng 3/2025: UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trình Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.
Tháng 5/2025: Thủ tướng yêu cầu hoàn thành giải phóng mặt bằng trước ngày 2/9/2025.
Tháng 6/2025: Hoàn tất điều chỉnh quy hoạch, bổ sung tuyến vào mạng lưới hạ tầng tỉnh.
Dự kiến, dự án sẽ chính thức khởi công vào tháng 1/2026 và hoàn thành, đưa vào vận hành trong quý III/2027 – đúng thời điểm sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1 bắt đầu đi vào hoạt động, tạo nên trục giao thông chiến lược kết nối hàng không – du lịch biển tại khu vực trọng điểm phía Nam.
Hình ảnh tiến độ cao tốc Long Thành Hồ Tràm
Thu hồi đất để làm đường cao tốc thuộc trường hợp thu hồi đất nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 79 Luật Đất đai 2024 quy định:
Điều 79. Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nhằm phát huy nguồn lực đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại, thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và bảo tồn di sản văn hóa trong trường hợp sau đây:
1. Xây dựng công trình giao thông, bao gồm: đường ô tô cao tốc, đường ô tô, đường trong đô thị, đường nông thôn kể cả đường tránh, đường cứu nạn và đường trên đồng ruộng phục vụ nhu cầu đi lại chung của mọi người, điểm dừng xe, điểm đón trả khách, trạm thu phí giao thông, công trình kho bãi, nhà để xe ô tô; bến phà, bến xe, trạm dừng nghỉ; các loại hình đường sắt; nhà ga đường sắt; các loại cầu, hầm phục vụ giao thông; công trình đường thủy nội địa, công trình hàng hải; công trình hàng không; tuyến cáp treo và nhà ga cáp treo; cảng cá, cảng cạn; các công trình trụ sở, văn phòng, cơ sở kinh doanh dịch vụ trong ga, cảng, bến xe; hành lang bảo vệ an toàn công trình giao thông mà phải thu hồi đất để lưu không; các kết cấu khác phục vụ giao thông vận tải;
[...]
Căn cứ quy định trên, thu hồi đất để làm đường cao tốc thuộc trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.