Văn khấn rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025 cổ truyền
Nội dung chính
Văn khấn rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025 cổ truyền
Sau đây làm mẫu văn khấn rằm tháng Giêng chuẩn cổ truyền Việt Nam mà người độc có thể tham khảo:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.
Con kính lạy Cao tằng tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ, thúc bá đệ huynh, cô di tỷ muội nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là:... ngụ tại:..
Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ... nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia đình chúng con được vạn sự tốt lành, bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Văn khấn rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025 cổ truyền (Hình từ Internet)
Giờ đẹp cúng rằm tháng Giêng ngày 15 âm lịch
Việc chọn giờ hoàng đạo để cúng Rằm tháng Giêng giúp gia đình thể hiện lòng thành kính và cầu mong một năm mới bình an, may mắn, công việc thuận lợi.
Theo quan niệm dân gian, việc chọn giờ hoàng đạo để cúng sẽ mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia đình. Dưới đây là các khung giờ tốt để tiến hành lễ cúng:
Giờ Quý Mão (5h - 7h): Giờ Ngọc Đường hoàng đạo, thích hợp cho việc khởi sự mới và tiến hành các nghi lễ cầu cúng linh thiêng.
Giờ Bính Ngọ (11h - 13h): Giờ Tư Mệnh hoàng đạo, được xem là khung giờ đại cát để cúng Rằm tháng Giêng, giúp công việc làm ăn thuận lợi và cuộc sống sung túc.
Giờ Mậu Thân (15h - 17h): Giờ Thanh Long hoàng đạo, rất tốt cho khởi sự và mưu sự thuận lợi.
Giờ Kỷ Dậu (17h - 19h): Giờ Minh Đường hoàng đạo, thích hợp để lập nghiệp và bắt đầu công việc mới, làm gì cũng có quý nhân phù trợ.
Lợi dùng ngày rằng tháng Giêng để tăng giá bán hàng hóa bất hợp lý thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 29 Luật Giá 2023 thì cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ bắt buộc phải niêm yết giá bán hàng hóa dịch vụ bảo đảm rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ theo các hình thức sau:
(1) In, dán, ghi thông tin trên bảng, giấy.
(2) Hoặc in trực tiếp trên bao bì của hàng hóa.
(3) Hoặc các hình thức phù hợp với điều kiện thực tế tại địa điểm bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
(4)Hoặc trên các trang thông tin điện tử để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Vệc xử phạt vi phạm hành chính các sai phạm trong việc niêm yên giá hàng hóa, dịch vụ được quy định tại Điều 13 Nghị định 87/2024/NĐ-CP như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bằng một trong các hình thức theo quy định của pháp luật;
b) Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng;
c) Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ không đúng giá cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân quyết định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá, kê khai giá không thuộc khoản 3 Điều này.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ trong thời gian Nhà nước thực hiện bình ổn giá.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện niêm yết giá theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông báo công khai nội dung biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên lên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 30 ngày, trường hợp không xác định được khách hàng hoặc khách hàng từ chối nhận thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá niêm yết vào ngân sách nhà nước.
Như vậy, nếu cá nhân hoặc tổ chức lợi dụng ngày rằm tháng Giêng để tăng giá bán hàng hóa cao hơn mức giá mình đã niêm yết công khai thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức (theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP).