Hòa giải tranh chấp đất đai là gì và các bên hòa giải tại đâu?
Nội dung chính
Hòa giải đất đai là gì ?
Hòa giải tranh chấp đất đai là một quá trình quan trọng nhằm giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng liên quan đến quyền sử dụng đất giữa các cá nhân, tổ chức hoặc giữa người dân với nhà nước.
Hòa giải tranh chấp đất đai là phương thức giúp các bên tranh chấp hoặc các bên liên quan tìm tiếng nói chung trong các tranh chấp đất đai hoặc thông qua thương lượng hoặc thông qua bên thứ ba để hòa giải.
Hòa giải tranh chấp đất đai (Hình từ Internet)
Ưu điểm của hòa giải tranh chấp đất đai
Hòa giải tranh chấp đất đai được xem là giải pháp tối ưu để giải quyết các mâu thuẫn liên quan đến đất đai.
Mục tiêu chính của quá trình này là giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Thay vì đưa vụ việc ra tòa án, hòa giải giúp các bên cùng nhau tìm kiếm một giải pháp thỏa mãn cả hai bên, tránh được những căng thẳng, mâu thuẫn kéo dài và những hệ lụy pháp lý phức tạp.
Một trong những ưu điểm nổi bật khác của hòa giải tranh chấp đất đai chính là tính bảo mật cao. Điều này có nghĩa là thông tin được chia sẻ trong quá trình hòa giải thường được giữ kín, không công khai rộng rãi. Việc bảo mật thông tin mang lại nhiều lợi ích quan trọng như bảo vệ danh dự cho các bên tranh chấp, ngăn chặn sự lợi dụng thông tin với mục đích xấu, tăng tính tự nguyện tham gia hòa giải và tìm kiếm giải pháp chung.
Bên cạnh đó, tính linh hoạt, tiết kiệm chi phí là những yếu tố khiến hòa giải trở thành lựa chọn hàng đầu trong các tranh chấp đất đai. So với việc kiện tụng, hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và thủ tục hành chính.
Trước khi giải quyết tranh chấp đất đai, các bên tranh chấp phải thực hiện hòa giải tại đâu ?
Theo Khoản 2 và 3 Điều 235 Luật Đất đai 2024
Điều 235. Hòa giải tranh chấp đất đai
[...]
2. Trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại Điều 236 của Luật này, các bên tranh chấp phải thực hiện hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
[...]
3. Hòa giải tranh chấp đất đai tại Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải, đối thoại tại Tòa án và pháp luật về tố tụng dân sự. Hòa giải tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại liên quan tới đất đai bằng hòa giải thương mại thực hiện theo pháp luật về hòa giải thương mại.
[...]
Như vậy, các bên tranh chấp thực hiện hòa giải tại một trong hai nơi:
+Trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, các bên tranh chấp phải thực hiện hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
+Hòa giải tranh chấp đất đai tại Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải, đối thoại tại Tòa án và pháp luật về tố tụng dân sự. Hòa giải tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại liên quan tới đất đai bằng hòa giải thương mại thực hiện theo pháp luật về hòa giải thương mại.
Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân xã được thực hiện như thế nào ?
Căn cứ Khoản 2 Điều 235 Luật Đất đai 2024
Điều 235. Hòa giải tranh chấp đất đai
[...]
2.Trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại Điều 236 của Luật này, các bên tranh chấp phải thực hiện hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp. hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp được thực hiện như sau:
a) Sau khi nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai;
b) Thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, công chức làm công tác địa chính, người sinh sống lâu năm biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất tranh chấp (nếu có). Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện tổ chức, cá nhân khác tham gia Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai;
c) Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai;
d) Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tham gia hòa giải và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp;
đ) Trường hợp hòa giải không thành mà một hoặc các bên tranh chấp không ký vào biên bản thì Chủ tịch Hội đồng, các thành viên tham gia hòa giải phải ký vào biên bản, đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã và gửi cho các bên tranh chấp.
[...]
Vậy, việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp sẽ được thực hiện như sau:
-Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai.
-Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai.
+Thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, công chức làm công tác địa chính, người sinh sống lâu năm biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất tranh chấp (nếu có). Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện tổ chức, cá nhân khác tham gia Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai.
-Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải.
+Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tham gia hòa giải.
+Có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã.
+Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Trường hợp hòa giải không thành mà một hoặc các bên tranh chấp không ký vào biên bản thì Chủ tịch Hội đồng, các thành viên tham gia hòa giải phải ký vào biên bản, đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã và gửi cho các bên tranh chấp.