Gỗ Veneer là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng trong trang trí nhà cửa

Tìm hiểu về gỗ Veneer: Định nghĩa, quy trình sản xuất, ưu nhược điểm và ứng dụng trong trang trí nhà cửa thông dụng hiện nay.

Nội dung chính

Gỗ Veneer là gì?

Gỗ Veneer là một loại vật liệu gỗ được sản xuất bằng cách lạng mỏng lớp bề mặt từ những thân cây gỗ tự nhiên, sau đó dán lên bề mặt của các tấm gỗ công nghiệp để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh.

Sự kết hợp giữa gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp vừa tạo ra độ bền chắc chắn cũng vừa mang tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm.

Lớp Veneer thường có độ dày từ 0.3mm đến 0.6mm, mỏng nhưng vẫn giữ được vân gỗ và màu sắc tự nhiên của gỗ nguyên khối. Độ rộng của lớp gỗ Venneer tùy thuộc vào đường kính của cây gỗ.

Gỗ Veneer là giải pháp thay thế tiết kiệm và thân thiện với môi trường so với việc sử dụng gỗ tự nhiên 100%.

Phần bề mặt là gỗ thật, giữ được vẻ đẹp, sự sang trọng và tự nhiên từ những vân gỗ cuộn xoáy của những cây gỗ tự nhiên.

Trong khi đó, phần lõi bên trong là gỗ công nghiệp giúp sản phẩm ổn định hơn, không cong vênh hay co ngót nhiều như gỗ tự nhiên nguyên khối.

Gỗ Veneer là gì?

Gỗ Veneer là gì? (Hình từ Internet)

Cách tạo ra gỗ Veneer 

Quy trình sản xuất gỗ Veneer thường gồm các bước cơ bản sau:

(1) Chọn lọc gỗ nguyên liệu

Người ta sẽ chọn những loại gỗ tự nhiên có chất lượng tốt, đường vân đẹp và độ cứng vừa phải như sồi, óc chó, xoan đào, dẻ gai…

Sau khi cây gỗ được khai thác, những cây gỗ sẽ được bóc vỏ, cắt thành khúc phù hợp với chiều dài cần thiết.

(2) Lạng mỏng bề mặt

Thân gỗ sẽ được đưa vào máy lạng để cắt thành các tấm mỏng có độ dày từ 0.3mm đến 0.6mm. Dưới đây là hai phương pháp lạng gỗ phổ biến:

- Lạng tròn (Rotary Cut): Lạng theo chiều xoay tròn của thân gỗ, giúp tiết kiệm nguyên liệu, thu được nhiều tấm Veneer hơn nhưng vân gỗ không tự nhiên lắm.

- Lạng phẳng (Flat Cut): Lạng theo phương ngang thân cây, giữ được vân gỗ tự nhiên và đẹp mắt hơn, nhưng số lượng tấm Veneer ít hơn.

(3) Phơi hoặc sấy khô

Sau khi lạng, các tấm gỗ Veneer sẽ được phơi khô hoặc sấy để giảm độ ẩm, giúp tránh nấm mốc và đảm bảo chất lượng khi dán lên bề mặt gỗ công nghiệp.

(4) Dán lên cốt gỗ

Tấm Veneer khô sẽ được dán lên cốt gỗ công nghiệp như MDF, HDF hoặc ván dăm bằng keo chuyên dụng và ép nhiệt để tạo ra tấm gỗ Veneer hoàn chỉnh.

Cuối cùng, bề mặt sẽ được xử lý bằng cách chà nhám, sơn phủ PU hoặc UV để tăng độ bền và tạo độ bóng.

Theo thống kê của nhà sản xuất thì một cây gỗ kích thước 30x20x250cm (dày x rộng x cao) thì sẽ lạng ra được từ 1500 m2 - 3000m2 gỗ Veneer. Tuy nhiên, con số trên sẽ bị hao hụt nhiều vì sự sàng lọc - chỉ lấy những tấm gỗ đạt chuẩn. Sau khi lạng xong, gỗ Veneer sẽ được dán lên cốt gỗ công nghiệp.

Ứng dụng gỗ Veneer trong trang trí nhà cửa

Trong trang trí nhà cửa, gỗ Veneer thường được sử dụng để làm nội thất gia đình, văn phòng, trường học, khách sạn, và bếp. Dưới đây là 1 số ứng dụng của gỗ Veneer trong trang trí nhà cửa:

- Với phòng khách, văn phòng và trường học, gỗ Veneer thường được sử dụng để làm kệ tivi, tủ trang trí, bàn trà. Màu sắc và vân gỗ tự nhiên tạo cảm giác ấm cúng, hài hòa. 

Ngoài ra, Veneer thường dùng trong ốp tường, làm điểm nhấn ở phòng khách, sau tivi hoặc hành lang, giúp không gian trông hiện đại và sang trọng hơn. Với ốp trần, Veneer có thể được thi công theo mảng hoặc tạo hình trang trí, kết hợp với đèn để làm nổi bật trần nhà.

- Với phòng ngủ, Veneer được dùng cho giường, tủ quần áo, bàn trang điểm. Sản phẩm từ Veneer mang lại sự đồng bộ và thân thiện với không gian nghỉ ngơi.

- Với phòng bếp, gỗ Veneer chủ yếu dùng cho cánh tủ bếp. Loại vật liệu này dễ vệ sinh, phù hợp với không gian sử dụng hàng ngày, tuy nhiên cần tránh tiếp xúc nước trực tiếp để đảm bảo độ bền.

Ưu nhược điểm gỗ Veneer

(1) Về ưu điểm gỗ Veneer

- Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên nguyên khối

+ Các sản phẩm nội thất làm từ gỗ Veneer sử dụng lớp bề mặt mỏng của gỗ tự nhiên tạo thẩm mỹ bên ngoài với phần lõi là gỗ công nghiệp nên tiết kiệm được nguyên liệu và chi phí.

+ So với gỗ tự nhiên nguyên khối, giá của gỗ Veneer mềm hơn hẳn vì nguồn nguyên vật liệu sẵn có, thi công nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian và công sức.

- Vẻ ngoài đẹp, tự nhiên

Vì lớp phủ bề mặt là gỗ thật nên gỗ Veneer vẫn giữ được vân gỗ và màu sắc tự nhiên, mang lại cảm giác sang trọng. 

- Hạn chế cong vênh, co ngót

Vì phần lõi làm từ gỗ công nghiệp nên sản phẩm nội thất làm từ gỗ Veneer có độ ổn định cao hơn, ít bị cong vênh, nứt nẻ do thay đổi nhiệt độ và độ ẩm. 

- Bề mặt uốn cong:

Vì gỗ Veneer là lớp gỗ có độ dày mỏng nên dễ dạng làm được những sản phẩm nội thất có kích thước phức tạp.

- Đa dạng mẫu mã và dễ tùy biến
Có nhiều loại gỗ Veneer khác nhau để lựa chọn như Veneer sồi, óc chó, xoan đào, giúp đáp ứng đa dạng nhu cầu về thiết kế nội thất cho từng không gian khác nhau trong nhà ở, căn hộ.

- Thân thiện với môi trường
Việc sử dụng lớp mỏng của gỗ tự nhiên giúp tiết kiệm tài nguyên rừng và giảm tác động đến môi trường.

(2) Về nhược điểm gỗ Veneer

- Độ bền không cao bằng gỗ tự nhiên nguyên khối
Mặc dù có lớp phủ gỗ thật, nhưng phần lõi vẫn là gỗ công nghiệp nên tuổi thọ của gỗ Veneer sẽ thấp hơn nếu bị tác động mạnh hoặc sử dụng trong môi trường ẩm ướt vì tính chịu nước kém của gỗ.

- Khó sửa chữa nếu bị trầy xước sâu
Vì lớp Veneer rất mỏng, nếu bị trầy sâu thì khó có thể mài lại hoặc sơn lại mà không làm hỏng lớp bề mặt.

- Dễ bị bong tróc nếu dán không đúng kỹ thuật
Trong quy trình sản xuất, nếu dán lớp Veneer không đúng hoặc keo không tốt, lớp mặt có thể bị bong sau một thời gian sử dụng.

Thủ tục phê duyệt phương án khai thác rừng thông thường tự nhiên

Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Cơ quan Kiểm lâm sở tại. 

Trong đó, hồ sơ phê duyệt phương án khai thác rừng thông thường tự nhiên bao gồm:

+ Bản chính Đơn đề nghị phê duyệt Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

+ Bản chính Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP;

* Thời gian trả lời tính hợp lệ của thành phần hồ sơ:

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan Kiểm lâm sở tại kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính hợp lệ của thành phần hồ sơ cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư.

Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan Kiểm lâm sở tại xem xét tính hợp lệ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ theo quy định, thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan Kiểm lâm sở tại phê duyệt Phương án khai thác và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư; trường hợp không phê duyệt thì thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

saved-content
unsaved-content
228