Cúng tết Nguyên tiêu khung giờ nào tốt? Tết Nguyên tiêu nên cúng gì?

Cúng tết Nguyên tiêu vào khùng giờ nào trong ngày là tốt nhất? Mâm cúng sẽ cần có những gì?

Nội dung chính

    Cúng tết nguyên tiêu khung giờ nào tốt?

    Tết Nguyên tiêu hay Rằm tháng Giêng năm 2025 sẽ rơi vào thứ Tư, ngày 12/2/2025 dương lịch (tức ngày 15/1 âm lịch).

    Theo quan niệm dân gian, việc chọn giờ hoàng đạo để cúng trong ngày tết Nguyên tiêu sẽ mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia đình.

    Dưới đây là các khung giờ tốt để tiến hành lễ cúng:

    * Cúng tết Nguyên tiêu vào ngày 15 tháng Giêng:

    • Giờ Quý Mão (5h - 7h): Thời điểm tốt cho các nghi lễ cầu cúng linh thiêng.
    • Giờ Bính Ngọ (11h - 13h): Được xem là thời điểm lý tưởng để tiến hành cúng Rằm tháng Giêng.
    • Giờ Mậu Thân (15h - 17h): Thời điểm tốt cho khởi sự và mưu sự thuận lợi.
    • Giờ Kỷ Dậu (17h - 19h): Thời điểm tốt, thích hợp để lập nghiệp và bắt đầu công việc mới.

    * Cúng tết Nguyên tiêu vào ngày 14 tháng Giêng:

    Nếu không thể cúng tết Nguyên tiêu vào ngày chính Rằm, bạn có thể thực hiện vào ngày 14 với các khung giờ tốt sau:

    • Giờ Nhâm Thìn (7h - 9h): Giờ tốt, thuận lợi để cúng lễ, cầu tài lộc.
    • Giờ Giáp Ngọ (11h - 13h): Giờ tốt, thích hợp để cúng Phật, cầu bình an.
    • Giờ Ất Mùi (13h - 15h): Giờ Hoàng đạo, thích hợp cho việc cúng lễ.
    • Giờ Mậu Tuất (19h - 21h): Giờ đẹp để cúng Rằm tháng Giêng.

    Việc chọn giờ hoàng đạo để cúng Rằm tháng Giêng giúp gia đình thể hiện lòng thành kính và cầu mong một năm mới bình an, may mắn, công việc thuận lợi.

    Cúng tết Nguyên tiêu khung giờ nào tốt? Tết Nguyên tiêu cúng gì?

    Cúng tết Nguyên tiêu khung giờ nào tốt? Tết Nguyên tiêu nên cúng gì? (Hình từ Internet)

    Tết Nguyên tiêu nên cúng gì?

    Tết Nguyên Tiêu còn được xem là ngày “Lễ Thượng Nguyên”, mang ý nghĩa quan trọng trong tín ngưỡng dân gian.

    Việc chuẩn bị lễ vật đầy đủ và chu đáo thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, thần linh và cầu mong một năm mới tốt lành, bình an.

    Dưới đây là những lễ vật thường có trong mâm cúng Tết Nguyên Tiêu:

    (1) Mâm cúng gia tiên (cúng trong nhà)

    Mâm cúng gia tiên thường bao gồm:

    - Mâm cơm mặn:

    - Gà luộc nguyên con

    - Xôi gấc hoặc xôi đậu xanh

    - Giò chả, nem rán

    - Canh măng, canh bóng hoặc canh rau củ

    - Các món xào, kho như thịt kho tàu, rau củ xào, cá kho

    - Cơm trắng, dưa hành, bánh chưng (nếu còn sau Tết)

    - Mâm cúng chay (tùy theo gia đình):

    • Xôi chè (chè trôi nước, chè đậu xanh)
    • Bánh chay, bánh trôi
    • Các món rau củ luộc, đậu hũ sốt, canh chay
    • Trái cây ngũ quả

    - Lễ vật đi kèm:

    • Hoa tươi (hoa cúc, hoa lay ơn)
    • Trầu cau
    • Nhang, đèn nến
    • Rượu, trà, nước lọc
    • Bánh kẹo

    (2) Mâm cúng Phật (nếu gia đình theo đạo Phật)

    - Hoa quả tươi (ngũ quả)

    - Xôi chè, bánh trôi nước

    - Trà, nước lọc

    - Hương, đèn nến

    (3) Mâm cúng thần linh, gia thần (Thổ Công, Táo Quân)

    - Lễ vật giống mâm cúng gia tiên (có thể đơn giản hơn)

    - Một số gia đình cúng thêm bánh kẹo, trà, rượu

    (4) Mâm cúng ngoài trời (cúng trăng)

    - Hương, đèn nến

    - Hoa tươi

    - Xôi chè, bánh trôi nước

    - Trái cây ngũ quả

    - Trà, rượu, nước lọc

    Đốt vàng mã ngày tết Nguyên tiêu tại nơi tổ chức lễ hội không đúng quy định bị phạt bao nhiêu tiền?

    Tại Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính về tổ chức lễ hội như sau:

    Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
    b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
    c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
    2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
    b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
    ...
    8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều này;
    b) Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.

    Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP cũng có quy đinh như sau:

     

    Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
    ...
    2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
    ...

     

    Như vậy, cá nhân có hành vi đốt vàng mã ngày tết Nguyên tiêu tại nơi tổ chức lễ hội không đúng quy định có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.

    Lưu ý: Mức phạt tiền đối với tổ chức với cùng 1 hành vi vi phạm sẽ bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

     

    89
    Quản lý: Công ty TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số ..., do ... cấp ngày ... (dự kiến) Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ