Cách cúng ngày vía Quán Thế Âm Bồ Tát tại nhà đúng chuẩn

Cúng ngày vía Quán Thế Âm Bồ Tát là dịp tín đồ Phật giáo thể hiện lòng thành kính, cầu bình an, sức khỏe và sự che chở, tạo không gian thanh tịnh, hướng thiện.

Nội dung chính

    Chuẩn bị lễ vật và bàn thờ Quán Thế Âm Bồ Tát

    (1) Bàn thờ cúng

    Bàn thờ Quán Thế Âm Bồ Tát nên được đặt ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm, thường là trên bàn thờ Phật. Trước khi cúng, gia chủ cần dọn dẹp bàn thờ, thay nước và thay hoa mới để thể hiện sự tôn kính. Không gian xung quanh cần yên tĩnh, tránh ồn ào, giúp tạo nên sự thanh tịnh trong suốt lễ cúng.

    (2) Lễ vật cúng

    Mâm lễ cúng Bồ Tát cần phải thanh tịnh, không có đồ mặn, bao gồm các lễ vật sau:

    - Hoa tươi: Các loại hoa như sen, huệ, cúc, mẫu đơn mang ý nghĩa thanh khiết và trí tuệ. Tránh dùng hoa héo hoặc hoa có gai nhọn.

    - Trái cây: Mâm ngũ quả, thường gồm 3-5 loại trái cây tươi ngon, không bị dập nát, như táo, lê, chuối, xoài.

    - Nước sạch: Một ly nước tinh khiết, thể hiện sự thanh tịnh trong lễ cúng.

    - Nhang thơm: Dùng nhang có mùi nhẹ, tạo không gian trong lành và trang nghiêm.

    - Đèn, nến: Đặt hai ngọn đèn hoặc nến để tăng thêm sự linh thiêng cho không gian cúng.

    - Xôi, chè, bánh chay: Những món ăn chay thanh tịnh như xôi gấc, chè đậu xanh hoặc bánh chay để dâng lên Bồ Tát.

    Nếu có điều kiện, gia chủ có thể đặt một cuốn kinh Phật trên bàn thờ và tụng trong khi cúng ngày vía Quán Thế Âm Bồ Tát để tăng phước báu.

    Cách cúng ngày vía Quán Thế Âm Bồ Tát tại nhà đúng chuẩn

    Cách cúng ngày vía Quán Thế Âm Bồ Tát tại nhà đúng chuẩn (Hình từ Internet)

    Nghi thức cúng ngày vía Quán Thế Âm Bồ Tát

    (1) Thời gian cúng

    Lễ cúng nên thực hiện vào buổi sáng hoặc trước 12 giờ trưa, là thời điểm thanh tịnh và dễ dàng tập trung tâm trí vào nghi lễ.

    (2) Các bước cúng lễ

    - Bước 1: Thắp nhang, đèn và dâng lễ vật lên bàn thờ.

    - Bước 2: Chắp tay thành kính, đọc bài khấn hoặc cầu nguyện bằng lời từ tâm, mong cầu sự bình an, sức khỏe cho gia đình.

    - Bước 3: Nếu có kinh Phật, gia chủ có thể tụng một vài đoạn kinh để tăng thêm công đức.

    - Bước 4: Sau khi nhang cháy khoảng 2/3, vái lạy ba lần, tạ lễ và hóa vàng (nếu có).

    - Bước 5: Dọn dẹp bàn thờ, loại bỏ hoa héo và trái cây hỏng để giữ cho không gian luôn sạch sẽ và trang nghiêm.

    Ngoài lễ cúng, gia chủ có thể thực hiện những việc thiện như ăn chay, giúp đỡ người nghèo, hoặc làm việc thiện lành để gia tăng phước báu.

    Mặc dù không cần quá cầu kỳ, nhưng quan trọng nhất là sự thành tâm và lòng kính trọng khi thực hiện nghi lễ.

    Người lao động có được nghỉ làm vào ngày vía Quan Âm không?

    Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ dịp lễ tết như sau:

    Nghỉ lễ, tết
    1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
    a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
    b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
    c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
    d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
    đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
    e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
    2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
    3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

    Ngoài ra, tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hàng tuần như sau:

    Nghỉ hằng năm
    1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
    a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
    b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
    c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
    2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
    ...

    Bên cạnh đó, tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

    Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
    1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
    a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
    b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
    c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
    2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
    3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

    Theo quy định trên thì người lao động chỉ được nghỉ làm hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau:

    - Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

    - Tết Âm lịch: 05 ngày;

    - Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

    - Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

    - Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

    - Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

    Theo lịch vạn niên, ngày vía Quan Âm là ngày 12/02 âm lịch, rơi vào ngày 18/3 dương lịch năm 2025 (Thứ ba). Theo đó, ngày vía Quan Âm không thuộc một trong những ngày lễ mà người lao động được nghỉ (trừ trường hợp ngày này rơi vào ngày nghỉ hàng tuần của người lao động).

    Trong trường hợp muốn nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này thì người lao động có thể xin nghỉ phép theo diện phép năm hoặc nghỉ không lương vào ngày vía Quan Âm.

    18
    Quản lý: Công ty TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số ..., do ... cấp ngày ... (dự kiến) Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ