Cách chuẩn bị mâm cúng khai trương cửa hàng đơn giản, đầy đủ lễ nghi
Nội dung chính
Ý nghĩa của mâm cúng khai trương cửa hàng
Trong văn hóa phương Đông nói chung và người Việt nói riêng, ngày khai trương cửa hàng được xem là cột mốc quan trọng, đánh dấu sự khởi đầu của một hành trình làm ăn, kinh doanh mới.
Theo tín ngưỡng dân gian, mỗi mảnh đất đều có vị thần cai quản. Việc cúng khai trương là để “trình diện” và xin phép mở bán, cầu ngài phù hộ cho buôn bán thuận lợi, khách vào tấp nập. Đây cũng là dịp để bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn với các đấng bề trên.
Ngày đầu mở cửa cũng như ngày đầu “đặt viên gạch” cho sự nghiệp. Mâm cúng là bước mở đầu đầy tâm linh và kỳ vọng, mong mọi việc “đầu xuôi đuôi lọt”. Không chỉ cầu xin, mâm cúng còn là cách để tỏ lòng thành, tri ân đến các vị thần, ông bà tổ tiên, cầu cho họ phù hộ độ trì.
Ngoài yếu tố tâm linh, mâm cúng còn thể hiện tư duy chuẩn bị chu đáo, sự tôn trọng với công việc kinh doanh của chính mình.
Một mâm cúng khai trương không cần phải quá cầu kỳ, nhưng tuyệt đối không được sơ sài. Mâm lễ là lời cầu mong tài lộc dồi dào, mua may bán đắt, công việc làm ăn suôn sẻ, tránh điều xui rủi trong năm.
Trưng bày mâm cúng là cách để trình diện với Thổ Công Thổ Địa, mong mỏi công việc kinh doanh thuận lợi, tránh được những điều xui rủi.
Một mâm cúng đúng lễ nghi có thể góp phần “kích hoạt” tài khí, thu hút vận may, hóa giải vận xấu. Từ đó giúp cho công việc hanh thông, buôn bán phát đạt.
Cách chuẩn bị mâm cúng khai trương cửa hàng đơn giản, đầy đủ lễ nghi
Khi chuẩn bị mâm lễ, điều quan trọng nhất không phải là mâm cao cỗ đầy mà là sự thành tâm và chuẩn bị đúng nghi thức.
Một mâm cúng khai trương cửa hàng đầy đủ, trang trọng thể hiện sự thành tâm, tôn trọng tín ngưỡng và góp phần tạo nên khởi đầu hanh thông cho chủ cửa hàng.
Trong phong thủy, các yếu tố “thiên - địa - nhân” cần được phối hợp hài hòa trong lễ cúng nhằm cầu mong sự phát đạt, thuận lợi và may mắn trong công việc kinh doanh.
Để một mâm cúng khai trương đơn giản nhưng vẫn đầy đủ lễ nghi, bao gồm những đồ vật, dâng lên cho các vị thần linh cai quản mảnh đất trong ngày đầu triển khai hoạt động kinh doanh.Mâm cúng thể hiện sự thành tâm của gia chủ, cũng như mong muốn công việc thuận lợi.
Dưới đây là cách chuẩn bị mâm cúng khai trương cửa hàng đơn giản, đầy đủ lễ nghi:
- Hoa cúng: Hoa cúc, hoa cát tường hay đồng tiền, màu sắc tươi sáng như đỏ, vàng, hồng.
- Mâm ngũ quả (Bao gồm trái dừa): Trái cây để cầu phát đạt trong công việc kinh doanh. Trái dừa mang ý nghĩa phát triển và thịnh vượng.
- 3 đĩa xôi, 3 chén chè, 3 chén nước: thể hiện cho sự may mắn, phát triển thịnh vượng.
- 2 cây đèn cầy, vàng bạc 2 miếng, tiền xâu chuỗi (1 xấp): Biểu tượng cho sự giàu có, tạo không gian thánh thiện, linh thiêng.
- Bộ giấy cúng khai trương và bộ tiền vàng bạc: Giấy tiền vàng thường được sử dụng trong lễ cúng và sau đó sẽ tiến hành hóa vàng để tượng trưng cho sự giàu có và tài lộc.
- Bánh ngọt, gạo, muối: Biểu tượng của sự bình an, sự sung túc và sự đầy đủ.
- Hộp nhang rồng phụng 3 cây (hoặc nhang cuốn): Tạo không gian linh thiêng và thể hiện sự tôn trọng, cầu bình an.
- Trầu cau: Trầu cau được coi là biểu tượng của sự may mắn và thành công, đặt trong mâm lễ vật để gắn kết và mang đến may mắn cho công việc.
- Một con gà luộc hoặc một con heo quay: Lễ vật quan trọng, thể hiện sự kính trọng và cầu mong sự bảo vệ từ tổ tiên, thần linh.
- 1 đĩa tam sên gồm: 3 quả trứng luộc, 3 con tôm và 1 miếng thịt heo luộc biểu tượng cho sự đầy đủ, tôn kính.
Cách chuẩn bị mâm cúng khai trương cửa hàng đơn giản, đầy đủ lễ nghi (Hình từ Internet)
Mở cửa hàng tạp hóa nhỏ ở quê có cần phải đăng ký kinh doanh không?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP , những trường hợp không phải đăng ký kinh doanh bao gồm:
- Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
- Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
- Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
- Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
- Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
- Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Như vậy, những người chỉ buôn bán tạp hóa, mở cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ thì không cần phải đăng ký kinh doanh.