Tờ trình số 1472 TM/XNK ngày 28/08/2002 của Bộ Thương mại về hoạt động xuất nhập khẩu 7 tháng đầu năm và tình hình thực hiện Nghị quyết số 05/2002/NQ-CP của Chính phủ

Số hiệu 1472TM/XNK
Ngày ban hành 28/08/2002
Ngày có hiệu lực 28/08/2002
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Bộ Thương mại
Người ký Mai Văn Dâu
Lĩnh vực Thương mại,Xuất nhập khẩu

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1472 TM/XNK

Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2002

 

TỜ TRÌNH

HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU 7 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 05/2002/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 3820/VPCP-KTTH ngày 10/07/2002 của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện kế hoạch năm 2002 và công văn số 4405/VPCP-TH ngày 09/08/2002 của Văn phòng Chính phủ về chuẩn bị phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2002, Bộ Thương mại xin báo cáo về hoạt động xuất nhập khẩu 7 tháng đầu năm và tình hình thực hiện Nghị quyết số 05/2002/NQ-CP ngày 24/04/2002 của Chính phủ về một số giải pháp để triển khai thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2002 như sau:

I. KẾT QUẢ XUẤT, NHẬP KHẨU 7 THÁNG ĐẦU NĂM 2002:

1. Xuất khẩu:

Kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đạt 8,81 tỷ USD, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm 2001. Dự kiến 8 tháng đạt khoảng 10,3 tỷ USD, chỉ còn giảm 1,3% so với cùng kỳ. Các mặt hàng có kim ngạch tăng là cao su (38%), chè 37,7%), lạc nhân (79,5%), than đá (37,5%), dệt may (11,9%), giày dép (16,2%), hàng thủ công mỹ nghệ (42,5%), thủy sản (2,1%), hàng điện tử (7,2%). Các mặt hàng có kim ngạch giảm là dầu thô (-18,6%), gạo (-4,3%), cà phê (-40%), rau quả (-40,4%), hạt tiêu (-8,3%), linh kiện máy tính (-35,9%).

Đáng lưu ý là sau 5 tháng liên tục giảm, kim ngạch xuất khẩu tháng 6 và tháng 7 đã bắt đầu có tăng trưởng so với tháng cùng kỳ năm 2001 (tháng 6 tăng 7,5%, tháng 7 tăng 6,3%). Nhờ vậy, tuy kim ngạch 7 tháng vẫn giảm 3,2% nhưng mức giảm đang chậm dần và hy vọng sẽ có tăng trưởng dương từ tháng 9/2002. Đặc biệt, nếu không tính dầu thô thì kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm khác sau 7 tháng đã bắt đầu có sự tăng trưởng dương (+1,3%) sau 6 tháng liên tục tăng trưởng âm.

 

Tăng trưởng sau 2 tháng (%)

Tăng trưởng sau 3 tháng (%)

Tăng trưởng sau 6 tháng (%)

Tăng trưởng sau 7 tháng (%)

Tổng kim ngạch

-16,0

-12,2

-4,93

-3,21

- Dầu thô

-27,5

-22,3

-18,9

-18,6

- Không kể dầu thô:

-12,3

-9,2

-1

1,3

+ Khối Việt Nam

-19,6

-15,6

-7,9

-3,7

+ Khối FDI

3,9

5,4

17,3

13

Về thị trường xuất khẩu vào khu vực châu Á sau 6 tháng giảm 11% (trong đó Nhật Bản giảm 17,5%, Trung Quốc giảm 17,7%, ASEAN giảm 14%). Xuất khẩu sang EU tăng 2,52%; xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng 62% (trong đó kim ngạch dệt may đạt 223 triệu USD, tăng 10 lần so với cùng kỳ); xuất khẩu sang úc giảm 13% (chủ yếu do giá dầu thô giảm).

Nguyên nhân xuất khẩu giảm chủ yếu vẫn là do tình hình kinh tế và thương mại thế giới trong những tháng đầu năm chưa có sự cải thiện đáng kể à còn nhiều yếu tố khó lường, sức mua nhìn chung còn yếu, giá xuất khẩu của nhiều mặt hàng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2001 như dầu thô, cà phê, tiêu, điều, một số chủng loại thủy sản... . Các vấn đề như lao động, môi trường, an toàn thực phẩm, tranh chấp thương hiệu được các nước nhập khẩu đặt ra một cách thái quá khiến xuất khẩu của ta bị ảnh hưởng, nhất là thủy sản và dệt may. Trong nước, nguồn hàng xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực giảm sút mặc dù thị trường vẫn được bảo đảm (gạo, cà phê), một phần vì tác động của chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, phần khác do ảnh hưởng của hạn hán xảy ra ở nhiều nơi.

Căn cứ vào kết quả xuất khẩu 7 tháng, trước triển vọng tình hình kinh tế, thương mại thế giới và trong nước trong những tháng cuối năm, Bộ Thương mại dự báo kim ngạch xuất khẩu trong những tháng cuối năm nay sẽ có mức tăng trưởng rõ nét hơn so với cùng kỳ năm 2001. Nếu các tháng cuối năm đạt được mức bình quân tương đương xuất khẩu của tháng 7 vừa qua thì kim ngạch xuất khẩu cả năm dự kiến sẽ đạt khoảng 16 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2001.

2. Nhập khẩu:

Kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm đạt 10,3 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2001. Nhập khẩu tăng mạnh ở khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 27,6%) và đối với các mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu đầu vào của sản xuất, cụ thể như sau:

- Dầu thực vật tăng 68,4% - Sản phẩm hóa chất 28%

- Hạt nhựa 24,7% - Phân bón 33%

- Thuốc trừ sâu 31% - Giấy  24%

- Sợi 34% - Sắt thép 14,6%

- Kim loại 47% - Thiết bị, phụ tùng 32%

Riêng vải tăng tới 256% về trị giá, kính cũng tăng 54% về trị giá.

Do kim ngạch nhập khẩu tăng trong khi kim ngạch xuất khẩu giảm nên nhập siêu 7 tháng đầu năm lên tới 1,52 tỷ USD (khối FDI là 1.112 triệu USD; khối doanh nghiệp Việt Nam là 412 triệu USD), chiếm 173% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây là mức rất cao so với năm ngoái nhưng vẫn thấp hơn ngưỡng tâm lý 20% (trong những năm 1995-1998, mục tiêu Chính phủ đặt ra cho ngành thương mại là kiềm chế nhập siêu ở mức dưới 20% kim ngạch xuất khẩu). Có thể khẳng định hàng tiêu dùng không phải là nguyên nhân gây nhập siêu bởi kim ngạch hàng tiêu dùng hầu như không tăng (6 tháng đầu năm ngoái là 214 triệu USD, năm nay là 216 triệu USD). Một số mặt hàng “nóng” của năm ngoái như linh kiện xe máy, ô tô nguyên chiếc đã giảm trở lại (xe máy giảm 56,6%, ô tô nguyên chiếc giảm 14,2%) nhờ các chính sách quản lý nhập khẩu được thắt chặt hơn.

Nhập khẩu và nhập siêu tăng mạnh chủ yếu do khối FDI, lại tập trung vào các mặt hàng phục vụ sản xuất như máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu sản xuất nên theo Bộ Thương mại, việc áp dụng các biện pháp hành chính và thuế quan để kiềm chế nhập khẩu cần được cân nhắc kỹ. Tuy nhiên, thời gian tới cần hướng doanh nghiệp tăng cường sử dụng nguyên liệu trong nước, tránh lãng phí. Quan trọng hơn cả là cần tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu trong những tháng cuối năm. Nếu được như vậy, tuy nhập siêu có thể vẫn tăng về trị giá tuyệt đối (lên khoảng 1.6-1.7 tỷ USD) nhưng tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu sẽ giảm xuống còn khoảng 11%, là mức nhập siêu bình thường với một nước đang phát triển.

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 05/2002/NQ-CP VÀ KẾT QUẢ GIAO BAN VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU:

Trước tình hình xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, ngay từ cuối năm 2001, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có sự chỉ đạo hết sức sâu sát và quyết liệt đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Tiếp theo Chỉ thị số 31/2001/CT-TTg ngày 13/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2002. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 05/2002/NQ-CP ngày 24/4/2002 về một số giải pháp triển khai thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2002, trong đó có nhiều biện pháp quan trọng để đẩy mạnh xuất khẩu.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 12/07/2002 Bộ Thương mại đã tổ chức Hội nghị giao ban xuất khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh để rà soát tình hình triển khai thực hiện những giải pháp đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng. Trên cơ sở đó, Bộ Thương mại đã có Tờ trình số 1280/TM-XNK ngày 23/07/2002 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các vông việc các Bộ, ngành cần tiếp tục nghiên cứu, triển khai thực hiện trong thời gian tới. Nhìn chung, các Bộ, ngành và địa phương đều đang tích cực triển khai thực hiện các giải pháp này. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng còn một số vướng mắc, một số biện pháp triển khai còn chậm hơn so với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nên chưa phát huy được ngay tác dụng đối với xuất khẩu. Bộ Thương mại xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình triển khai một số nhóm biện pháp cụ thể như sau:

1. Về công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường:

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác xúc tiến thương mại và công tác thị trường, thời gian qua ngành thương mại đã thực hiện được một số công việc sau đây:

- Bộ Thương mại đã tổ chức 4 đoàn liên ngành đi khảo sát về xuất nhập khẩu tại các thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Châu Phi và đang tiếp tục tổ chức đoàn đi Nhật với sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp ngành hàng;

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ