Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 21/2013/TT-BTP quy định trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật; công nhận, cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật và biện pháp bảo đảm hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 16/11/2015
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Hà Hùng Cường
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ TƯ PHÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:     /2015/TT-BTP

Hà Nội, ngày    tháng    năm 2015

DỰ THẢO

 

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 21/2013/TT-BTP NGÀY 18 THÁNG 12 NĂM 2015 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CÔNG NHẬN, MIỄN NHIỆM BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT; CÔNG NHẬN, CHO THÔI LÀM TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT, TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT

Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;

Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật; công nhận, cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật và một số biện pháp bảo đảm hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật như sau:

Điều 1

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18/12/2013 của Bộ Tư pháp quy định trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật; công nhận, cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật và một số biện pháp bảo đảm hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:

Phương án 1:

Điều 3. Đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật

1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội (gọi chung là Bộ, ngành, đoàn thể) chỉ đạo tổ chức pháp chế hoặc đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ, ngành, đoàn thể mình lựa chọn cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại  khoản 2 Điều 35 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật trình thủ trưởng Bộ, ngành, đoàn thể xem xét, có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật Trung ương.

2. Cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) chỉ đạo tổ chức pháp chế hoặc đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình lựa chọn cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét, có văn bản gửi Sở Tư pháp tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh.

3. Cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) lựa chọn cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, có văn bản gửi Phòng Tư pháp tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật cấp huyện.

4. Thông tin về người được đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật ghi trong văn bản đề nghị phải có đầy đủ các nội dung sau:

a) Họ và tên;

b) Năm sinh;

c) Giới tính;

d) Chức vụ, chức danh (nếu có) và địa chỉ/Đơn vị công tác;

e) Thâm niên công tác trong lĩnh vực pháp luật/liên quan tới pháp luật;

f) Lĩnh vực đăng ký phổ biến, giáo dục pháp luật.”

Phương án 2:

Điều 3. Đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật

1. Tổ chức pháp chế hoặc đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội (gọi chung là Bộ, ngành, đoàn thể) lựa chọn cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại  khoản 2 Điều 35 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật trình thủ trưởng Bộ, ngành, đoàn thể xem xét, có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật Trung ương.

2. Tổ chức pháp chế hoặc đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh )lựa chọn cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật trình Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, có văn bản gửi Sở Tư pháp tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật cấp huyện.

3. Phòng Tư pháp chủ trì, phối hợp với cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) lựa chọn cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật cấp huyện.

4. Thông tin về người được đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật ghi trong văn bản đề nghị phải có đầy đủ các nội dung sau::

[...]