Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Dự thảo Thông tư quy định Hội đồng Giám định Y khoa Trung ương, Hội đồng Giám định Y khoa các ngành thuộc Trung ương và Hội đồng Giám định Y khoa địa phương do Bộ Y tế ban hành

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 12/07/2016
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Viết Tiến
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:       /2016/TT-BYT

Hà Nội, ngày     tháng 6 năm 2016

DỰ THẢO

 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH Y KHOA TRUNG ƯƠNG, HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH Y KHOA CÁC NGÀNH THUỘC TRUNG ƯƠNG VÀ HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH Y KHOA ĐỊA PHƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Thông tư này hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng giám định y khoa các cấp.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Hội đồng Giám định Y khoa (GĐYK) cấp Trung ương bao gồm:

-  Hội đồng Giám định Y khoa Trung ương (sau đây viết tắt là Hội đồng GĐYKTƯ);

- Phân Hội đồng Giám định Y khoa Trung ương I (sau đây viết tắt là Phân Hội đồng GĐYKTƯ I);

- Phân Hội đồng Giám định Y khoa Trung ương II (sau đây viết tắt là Phân Hội đồng GĐYKTƯ II).

2. Hội đồng GĐYK cấp tỉnh bao gồm Hội đồng GĐYK tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, Hội đồng GĐYK Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải.

3. Cơ sở Giám định Y khoa: Viện GĐYK, Trung tâm/Phòng Giám định Y khoa.

4. Giám định lần đầu: Lần đầu thực hiện giám định không phân biệt nội dung yêu cầu giám định.

5. Giám định phúc quyết: Là giám định do Hội đồng GĐYK cấp trung ương thực hiện trong các trường hợp sau:

- Vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh.

- Cá nhân hoặc tổ chức khiếu nại/không đồng ý  kết quả giám định của Hội đồng cấp tỉnh.

- Bộ Y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu Hội đồng GĐYK cấp trung ương giám định phúc quyết sau khi đối tượng đã giám định tại Hội đồng GĐYK cấp tỉnh.

6. Giám định lại: Không thuộc quy định tại Khoản 4, 5 Điều 2 Thông tư này.

7. Đối tượng giám định: Người được giám định là cá nhân cư trú hợp pháp tại các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương bao gồm Người Việt Nam hoặc Người nước ngoài đang cư trú tại địa phương đó theo quy định của Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

8. Bác sĩ thụ lý hồ sơ: Người lập hồ sơ giám định, là cán bộ viên chức của cơ sở GĐYK.

9. Giám định viên: Là cán bộ y tế được cấp có thẩm bổ nhiệm thực hiện giám định lâm sàng/cận lâm sàng theo yêu cầu của cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK.

10. Tỷ lệ tổn thương cơ thể được dùng chung cho tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, tỷ lệ thương tích, tỷ lệ thương tật.

Chương II

TỔ CHỨC NHIỆM VỤ

[...]