BỘ
NGOẠI GIAO-BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
03/2006/TTLT-BLBTBXH-BNG
|
Hà
Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2006
|
THÔNG
TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 141/2005/NĐ-CP
NGÀY 11/11/2005 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VIỆT NAM LÀM
VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
Căn
cứ Nghị định số 141/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về quản
lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 29/2003/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 21/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao,
Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao hướng dẫn việc
quản lý và xử phạt vi phạm hành chính đối với người lao động làm việc ở nước
ngoài (sau đây gọi tắt là người lao động) của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ
quan lãnh sự, các cơ quan khác được ủy nhiệm thực hiện chức năng lãnh sự của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện
Việt Nam) ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) như sau:
I.
QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VIỆT NAM LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
1.
Trách nhiệm của doanh nghiệp
1.1. Đối với người lao động:
a. Phổ biến đầy đủ những nội
dung quy định tại Nghị định số 141/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2005 của
Chính phủ về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là
Nghị định 141) trong chương trình giáo dục định hướng cho người lao động trước
khi đi làm việc ở nước ngoài;
b. Thông báo và phối hợp với
đối tác nước ngoài (Công ty môi giới hoặc người sử dụng lao động) để đón và
tiếp nhận người lao động tại cửa khẩu của nước sở tại. Trường hợp cần thiết,
doanh nghiệp phải cử cán bộ cùng đi và phối hợp với phía nước ngoài đưa người
lao động đến nơi làm việc;
c. Cung cấp cho người lao
động trước khi đi làm việc ở nước ngoài: Số điện thoại, địa chỉ của Cơ quan đại
diện Việt Nam ở nước sở tại (Ban Quản lý lao động, Bộ phận lãnh sự); số điện
thoại, địa chỉ, tên người đại diện của doanh nghiệp Việt Nam, công ty môi giới
và người sử dụng lao động;
d. Trong thời hạn ba tháng,
kể từ ngày người lao động nhập cảnh, doanh nghiệp phải cử cán bộ đến nơi làm
việc để nắm tình hình việc làm, thu nhập, điều kiện sinh hoạt của người lao
động và giải quyết những khó khăn vướng mắc ban đầu của người lao động;
đ. Giải quyết kịp thời các
vấn đề phát sinh liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động theo
hợp đồng đã ký giữa các bên (giữa doanh nghiệp và người lao động, giữa người sử
dụng lao động và người lao động); chủ động phối hợp với Cơ quan đại diện Việt Nam
ở nước sở tại để giải quyết những vụ việc phát sinh liên quan đến người lao
động vượt quá khả năng của doanh nghiệp;
Đối với những vụ việc phức
tạp như người lao động bị chết, bị tai nạn nghiêm trọng có nguy cơ ảnh hưởng
đến tính mạng hoặc vụ việc phát sinh liên quan đến người lao động thì chậm nhất
là 03 ngày, kể từ ngày phát sinh vụ việc, doanh nghiệp phải cử cán bộ trực tiếp
phối hợp với Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại để giải quyết.
1.2. Định kỳ hàng quý, báo
cáo Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Ban quản lý lao động (ở những
địa bàn có Ban quản lý lao động) theo nội dung sau:
a. Tình hình lao động do
doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước sở tại (số liệu báo cáo theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này). Số vụ việc
phát sinh, trong đó số vụ việc còn tồn đọng chưa giải quyết, lý do;
b. Việc thực hiện trách
nhiệm của doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định 141 và các quy định pháp
luật khác có liên quan.
1.3. Kịp thời báo cáo Cục
Quản lý lao động ngoài nước và phối hợp với Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở
tại để xử lý ngay sau khi phát hiện người lao động vi phạm quy định tại các Khoản 5, 6, 7 và 9 Điều 4 Nghị định 141.
1.4. Cung cấp toàn bộ hồ sơ
trước khi xuất cảnh của người lao động có hành vi vi phạm quy định tại Nghị
định 141 cho Cục Quản lý lao động ngoài nước khi có yêu cầu.
2.
Trách nhiệm của Cơ quan đại diện Việt Nam ở
nước ngoài:
2.1. Nghiên cứu, tìm hiểu
thị trường, nhu cầu, chính sách và phương thức nhận lao động nước ngoài của
nước sở tại để đề xuất với các cơ quan liên quan ở trong nước về việc ký kết
các hiệp định, thỏa thuận hợp tác về lao động với nước sở tại;
2.2. Hướng dẫn các doanh
nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường, ký kết hợp đồng phù hợp pháp luật Việt Nam
và pháp luật nước sở tại;
2.3. Thẩm định hoặc hỗ trợ các
doanh nghiệp, các cơ quan chức năng trong nước thẩm định cơ sở pháp lý và tính
khả thi của các hợp đồng tiếp nhận lao động Việt Nam;
2.4. Hướng dẫn, kiểm tra
hoạt động của doanh nghiệp hoặc đại diện doanh nghiệp Việt Nam
ở nước ngoài về trách nhiệm quản lý và xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến
quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động làm việc ở nước ngoài;
2.5. Theo dõi, tổng hợp số
lượng và tình hình lao động đang làm việc ở nước sở tại;
2.6. Xác minh lý do người
lao động phải về nước trước thời hạn khi cần thiết;
2.7. Hỗ trợ doanh nghiệp hòa
giải đối với các tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động trong
những trường hợp cần thiết;
2.8. Bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài phù hợp với quy định của pháp
luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại, pháp luật và thông lệ quốc tế;
2.9. Tuyên truyền và giải
thích để người lao động làm việc ở nước ngoài hiểu và thực hiện nghiêm túc pháp
luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại;
2.10. Chủ động phối hợp với
các cơ quan hữu quan, tổ chức, cá nhân có liên quan của nước sở tại để xử lý,
giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động làm việc ở nước
ngoài;
2.11. Xem xét, quyết định xử
phạt vi phạm hành chính đối với người lao động có hành vi vi phạm theo quy định
tại Điều 29 Nghị định 141 và hướng dẫn tại Thông tư này;
2.12. Định kỳ sáu tháng báo
cáo Bộ Ngoại giao và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình lao động
làm việc ở nước sở tại;
2.13. Thực hiện những nhiệm
vụ khác theo quy định của pháp luật.
3.
Trách nhiệm của Ban Quản lý lao động (đối với những địa bàn có Ban Quản lý lao
động):
3.1. Trực tiếp thực hiện
trách nhiệm quy định tại các điểm 2.1; 2.2; 2.3; 2.4; 2.5; 2.6; 2.7; 2.8; 2.9;
2.10 của Mục 2 và chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan tham mưu cho
Người đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện trách nhiệm quy
định tại các điểm 2.11, 2.12 và 2.13 của Mục 2 Phần I Thông tư này;
3.2. Thực hiện các nhiệm vụ
khác theo sự phân công của Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước và Người
đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại;
3.3. Thực hiện chế độ báo
cáo định kỳ và đột xuất gửi Người đứng đầu cơ quan đại diện Việt Nam
ở nước ngoài và Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước theo quy định.
4.
Quan hệ phối hợp giữa các bộ phận thuộc Cơ quan đại diện Việt Nam ở
nước ngoài trong việc quản lý lao động ở những địa bàn có Ban Quản lý lao động.
4.1. Đối với những vụ việc
phát sinh liên quan đến người lao động có tính chất phức tạp hoặc ngoài phạm vi
trách nhiệm, Ban Quản lý lao động tổng hợp tình hình, chủ động báo cáo với
Người đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại để chỉ đạo các bộ phận
liên quan phối hợp giải quyết.
4.2. Căn cứ tính chất vụ
việc, đặc điểm địa bàn và tình hình nhân sự của Cơ quan đại diện Việt Nam ở
nước ngoài, Người đứng đầu Cơ quan đại diện chỉ đạo và phân công trách nhiệm xử
lý vụ việc cho các bộ phận trong Cơ quan đại diện.
4.3. Đối với những vấn đề
phát sinh liên quan đến chính sách đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài, ảnh hưởng đến quan hệ hai nước hoặc ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của
số đông người lao động Việt Nam hoặc các vụ việc nghiêm trọng khác, Ban Quản lý
lao động chủ động phối hợp với các bộ phận liên quan nghiên cứu đề xuất phương
án giải quyết với Người đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để báo
cáo các cơ quan chức năng trong nước.
II.
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM LÀM
VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
1.
Thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính
Ngay sau khi nhận được văn
bản thông báo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước sở tại hoặc của người
sử dụng lao động về hành vi vi phạm của người lao động theo quy định tại các khoản 5, 6, 7 và 9 Điều 4 Nghị định 141, Người đứng đầu Cơ quan
đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải cử viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh
sự thẩm tra, xác minh trong trường hợp cần thiết về hành vi vi phạm của người
lao động nêu trong thông báo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước sở tại
và tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, cụ thể như sau:
1.1. Trong thời hạn năm
ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của
nước sở tại hoặc của người sử dụng lao động, viên chức ngoại giao hoặc viên
chức lãnh sự được giao xử lý vụ việc phải lập biên bản vi phạm hành chính (theo
Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này). Biên bản
vi phạm hành chính được lập tại Cơ quan đại diện Việt Nam
ở nước sở tại hoặc tại nơi người lao động cư trú/làm việc;
1.2. Trường hợp người lao
động không có mặt tại nơi lập biên bản vi phạm hành chính, thì biên bản được
lập vắng mặt người vi phạm, trong biên bản phải ghi rõ lý do người lao động
vắng mặt;
1.3. Biên bản sau khi lập
xong phải được chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt.
2.
Thủ tục ra quyết định xử phạt
2.1. Trong thời hạn ra quyết
định xử phạt theo quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều 31 Nghị
định 141, viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự được giao xử lý vụ
việc có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ theo đúng thủ tục quy định để người có thẩm
quyền ra quyết định xử phạt.
Nội dung quyết định xử phạt
vi phạm hành chính theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo
Thông tư này.
2.2. Người đứng đầu Cơ quan
đại diện Việt Nam ở nước ngoài có thể ủy quyền cho Người thứ hai trong Cơ quan
đại diện quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Việc ủy quyền phải được thực
hiện bằng văn bản. Người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định xử
phạt vi phạm hành chính do mình thực hiện.
3.
Chấp hành quyết định xử phạt
3.1. Việc chấp hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại điểm
a, điểm b Khoản 3 Điều 31 của Nghị định 141.
3.2. Văn bản thông báo về
việc người lao động không chấp hành quyết định xử phạt phải được lập theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
3.3. Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính, văn bản thông báo về việc người lao động không chấp hành quyết
định xử phạt phải được gửi cho người bị xử phạt, Cục Quản lý lao động ngoài
nước để thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trường hợp không xác định
được nơi cư trú của người bị xử phạt thì quyết định xử phạt, thông báo về việc
không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được niêm yết công
khai tại trụ sở Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại.
3.4. Sau ba mươi ngày, kể từ
ngày ra văn bản thông báo về việc người bị xử phạt không chấp hành quyết định
xử phạt vi phạm hành chính, mà người bị xử phạt vẫn tiếp tục không chấp hành
quyết định xử phạt, thì Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi toàn bộ hồ
sơ vụ vi phạm về Cục Quản lý lao động ngoài nước để đề nghị và chuyển hồ sơ cho
cơ quan có thẩm quyền ở trong nước xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
người có hành vi vi phạm.
4.
Hồ sơ vụ vi phạm
4.1. Hồ sơ vụ vi phạm bao
gồm:
a. Văn bản thông báo của cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền của nước sở tại về người lao động vi phạm pháp
luật;
b. Biên bản vi phạm hành
chính;
c. Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính;
d. Thông báo về việc không
chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
đ. Các tài liệu, chứng cứ kèm
theo (nếu có).
Các tài liệu nêu trên, nếu
bằng tiếng nước ngoài thì Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại dịch sang
tiếng Việt và chứng thực hợp lệ, nếu là bản sao thì phải có chứng thực của Cơ
quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại.
4.2. Hồ sơ vụ vi phạm được
lập thành hai bộ, một bộ lưu tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, một bộ
gửi về Cục Quản lý lao động ngoài nước.
III.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực
thi hành sau mười lăm (15) ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Trong thời hạn 30 ngày,
kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, Cơ quan đại diện Việt Nam ở những địa bàn
có lao động Việt Nam phải trao đổi và thống nhất với cơ quan có thẩm quyền của
nước sở tại về cơ quan, tổ chức hoặc người sử dụng lao động có trách nhiệm ra
văn bản thông báo và nội dung văn bản thông báo về việc người lao động vi phạm
pháp luật.
3. Trong quá trình thực
hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị kịp thời báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội, Bộ Ngoại giao, để xem xét, hướng dẫn giải quyết.
KT.BỘ
TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Phú Bình
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Nguyễn Lương Trào
|
MẪU
SỐ 01:
(Ban
hành kèm theo Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT/BLĐTBXH-BNG ngày 31 tháng 3
năm 2006)
(Tên
doanh nghiệp)
BÁO CÁO
về lao động đi làm
việc tại……………….. Quý…… năm……
Kính gửi:……………………………………………
Tên doanh
nghiệp:…………………………………………………………......
Tên giao
dịch:………………………………………………………………….
Tên cơ quan quản lý doanh
nghiệp:……………………………………….......
Địa chỉ trụ sở chính của
doanh nghiệp…………………….; Điện thoại:…….
Thời
gian
|
Số
lao động nhập cảnh
|
Số
lao động đã về nước
|
Số
lao động bỏ trốn
|
Tổng
số
|
Nữ
|
Tổng
số
|
Hoàn
thành hợp đồng
|
Tự
nguyện về nước trước hạn
|
Không
đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động
|
Lý
do khác
|
Tổng
số
|
Đã
bị trục xuất về nước
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
-
Số liệu kỳ này:
-
Lũy kế từ đầu năm đến kỳ b/cáo:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Ghi
chú: tổng số lao động về nước = cột 4 + cột 10)
Người
lập biểu
(ghi
rõ họ tên)
|
……..,
ngày…… tháng……. năm……
Tổng
Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp
(Ký,
đóng dấu và ghi rõ họ tên)
|
Mẫu số 02
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT/BLĐTBXH-BNG
ngày 31 tháng 3 năm 2006)
Tên
cơ quan lập biên bản
Số:
/BB-VPHC
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
(Địa
danh), ngày…… tháng…… năm……..
|
BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
(1)
Hôm nay, hồi….. giờ…...
ngày…… tháng……. năm…….. tại……………….;
Người lập biên
bản:………………………. Chức vụ:…………………………;
Căn cứ văn bản thông báo
của……………………………………… về việc người lao động vi phạm pháp luật.
Với sự chứng kiến của: (2)
1. Ông (bà):……………………………………….
Nghề nghiệp:……………....;
Là người lao động Việt Nam
cùng làm việc tại………………….. (địa điểm nơi người lao động có hành vi vi phạm xảy
ra).
Hộ chiếu số (hoặc giấy tờ
tùy thân)…… Ngày cấp:………; Nơi cấp:…………..;
2. Ông (bà):……………………………………….
Nghề nghiệp:……………....;
……………………………………………………………………………………
Tiến hành lập biên bản vi
phạm hành chính về việc người lao động vi phạm quy định về đưa lao động đi làm
việc ở nước ngoài đối với:
Ông
(bà):………………………………………………………………………..;
Nghề
nghiệp:…………………………………………………………………...;
Địa chỉ nơi làm
việc:……………………………………………………………;
Địa chỉ thường trú tại Việt Nam:……………………………………………….;
Hộ chiếu số (hoặc giấy tờ
tùy thân)…………………………………………….;
Cấy
ngày………..tại……………………………………………………………;
Đã có hành vi vi phạm hành
chính như sau:……………………………………;
Ngày…….. tháng……. năm…… thực
hiện hành vi vi phạm;
Địa điểm xảy ra hành vi vi
phạm………………………………………………;
Hành vi trên đã vi phạm Điều
……….Khoản ……….. điểm……… của Nghị định số 141/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm
2005 của Chính phủ về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.
Ý kiến trình bày của người
vi phạm hành chính (nếu có mặt tại nơi lập biên bản hành chính):
…………………………………………………………………………………
Ý kiến trình bày của người
xác nhận (nếu có):
……………………………………………………………………………………
Biên bản được lập thành
(3)……. bản có nội dung và giá trị như nhau, và được giao cho người vi phạm một
bản (nếu người vi phạm có mặt), một bản gửi cho người bảo lãnh của người lao
động tại Việt Nam, một bản gửi cho Cục Quản lý lao động ngoài nước, một bản gửi
Người đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam tại (4)………………………
Sau khi đọc lại biên bản,
những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng
ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:
Ý kiến bổ sung khác (nếu
có):
…………………………………………………………………………….........
Biên bản này gồm……….. trang,
được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang.
Người
vi phạm (nếu có mặt)
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Người
lập biên bản
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Người
xác nhận (nếu có)
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Lý do người vi phạm (hoặc
người xác nhận) không ký biên bản:……………….
Lý do người vi phạm không có
mặt:………………………………………….....
Ghi chú:
(1) Bao gồm: Người lao động,
chuyên gia, tu nghiệp sinh đi làm việc ở nước ngoài.
(2) Người chứng kiến (nếu
có) có thể là người lao động Việt Nam cùng làm việc với người lao động vi phạm
và/hoặc người đại diện của doanh nghiệp Việt Nam, người sử dụng lao động.
(3) Biên bản được lập ít
nhất 04 bản.
(4) Ghi tên nước sở tại.
Mẫu số 03
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT/BLĐTBXH-BNG
ngày 31 tháng 3 năm 2006)
Tên
cơ quan ra quyết định
*******
Số:
/QĐ-XPHC
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
******
(Địa
danh), ngày…… tháng…… năm……..
|
QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH
ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Nghị định số
141/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về quản lý lao động Việt
Nam làm việc ở nước ngoài;
Căn cứ Biên bản vi
phạm hành chính do ông (bà)…………………………
Chức vụ:…………………………..
Lập hồi:……………. tại……………..
Xét hành vi vi phạm
hành chính do Ông (bà)…………………………… thực hiện;
Tôi,………………………….; Chức
vụ:…………………………………..;
Đơn
vị:……………………………………………………………………….;
(Trường hợp được ủy
quyền thì phải ghi theo văn bản ủy quyền số…….. ngày……..)
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Xử phạt cảnh cáo đối với
Ông
(bà):……………………………………………………………………..;
Nghề
nghiệp:…………………………………………………………………;
Địa chỉ thường trú
tại Việt Nam:…………………………………………….;
Giấy chứng minh nhân dân
số/Hộ chiếu số:…………………………………;
Cấp ngày……………………
tại…………………………………………….;
Biện pháp khắc phụ
hậu quả: Buộc về nước
Lý do:
- Đã có hành vi vi
phạm hành chính…………………………………………
Quy định tại……….. Khoản
……Điều…… của Nghị định số 141/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2005 của Chính
phủ về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.
Những tình tiết liên
quan đến việc giải quyết vụ vi phạm:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký (1)
Trong thời hạn 03
ngày, kể từ ngày Quyết định có hiệu lực, Quyết định này phải được gửi cho: Ông
(bà)………………………………………… để chấp hành (2);
Người bị xử phạt phải
về nước trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định này có hiệu lực; quyền
khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt hành chính theo quy định của
pháp luật.
Quyết định này
gồm………………… trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
Người
ra quyết định
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Trường hợp không
xác định được nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị xử phạt, thì quyết định
này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày niêm yết tại Cơ quan đại diện Việt Nam
ở nước sở tại.
(2) Trường hợp không
xác định được nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị xử phạt, thì trong thời
hạn 03 ngày, kể từ ngày Quyết định có hiệu lực, Quyết định này phải được niêm
yết tại Cơ quan đại diện tại Việt Nam ở nước ngoài và được gửi cho: Cục Quản lý
lao động ngoài nước để thông báo cho các cơ quan, cá nhân có liên quan.
Mẫu số 04
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT/BLĐTBXH-BNG
ngày 31 tháng 3 năm 2006)
Tên
cơ quan ra thông báo
******
Số:
/TB-KCHQĐXP
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
……..(Địa
danh), ngày…… tháng…… năm 200….
|
THÔNG BÁO VỀ VIỆC KHÔNG CHẤP
HÀNH QUYẾT ĐỊNH
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 141/2005/NĐ-CP
ngày 11 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở
nước ngoài;
Để đảm bảo thi hành Quyết
định xử phạt vi phạm hành chính về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài số……..
ngày……. tháng……. năm……. của……………………………………………………………………………………..;
Tôi, ……………………………………….; Chức
vụ:………………………….;
Đơn
vị:…………………………………………………………………………..;
Thông báo
Căn cứ Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính số…….. ngày……. tháng…….năm…… của…………………………………
Đối với: (họ tên người bị xử
phạt)……………………………………………..;
Nghề
nghiệp:…………………………………………………….…………….;
Địa chỉ nơi làm việc ở nước
ngoài:……………………………………………;
Địa chỉ thường trú tại Việt Nam:………………………………………………;
Giấy chứng minh nhân dân số/Hộ
chiếu số……………………………………;
Cấp ngày………………
tại……………………………………………………;
Trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày Thông báo này có hiệu lực, ông (bà)……………… phải nghiêm chỉnh chấp hành
Quyết định Xử phạt vi phạm hành chính số…….. ngày……. tháng…… năm…….. của………….
Hết thời hạn nêu trên, nếu người bị xử phạt không chấp hành quyết định xử phạt,
(tên Cơ quan đại diện…………………….) sẽ chuyển hồ sơ vi phạm đến cơ quan chức năng
tại Việt Nam để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Thông báo này có hiệu lực kể
từ ngày ký.
Thông báo có……….. trang,
được đóng dấu giáp lai giữa các trang
Thông báo này được niêm yết
và lưu tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại và được gửi cho:
1. Ông
(bà)……………………..……………………………. để thực hiện (1)
2. Cục Quản lý lao động
ngoài nước để thông báo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Người
ra thông báo
(Ký
, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Ghi chú: (1)
Nếu xác định được nơi làm việc hoặc nơi cư trú của người bị xử phạt.