Thông tư liên tịch 03/2004/TTLT-BBCVT-BTC xử lý thư, bưu phẩm, bưu kiện vô thừa nhận do Bộ Bưu chính, Viễn thông - Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu | 03/2004/TTLT-BBCVT-BTC |
Ngày ban hành | 29/11/2004 |
Ngày có hiệu lực | 30/12/2004 |
Loại văn bản | Thông tư liên tịch |
Cơ quan ban hành | Bộ Bưu chính, Viễn thông,Bộ Tài chính |
Người ký | Lê Thị Băng Tâm,Trần Ngọc Bình |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp,Công nghệ thông tin |
BỘ
BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG-BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2004/TTLT-BBCVT-BTC |
Hà Nội , ngày 29 tháng 11 năm 2004 |
Căn cứ Pháp lệnh
Bưu chính, Viễn thông ngày 25/05/2002;
Căn cứ Nghị định số 157/2004/NĐ-CP ngày 18/08/2004 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về bưu
chính;
Căn cứ Nghị định số 90/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày
11/11/2002 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu
chính, Viễn thông;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Bưu chính, Viễn thông và Bộ Tài chính thống nhất hướng dẫn
xử lý thư, bưu phẩm, bưu kiện vô thừa nhận tại Bưu chính Việt Nam và các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư (sau đây gọi chung là Doanh nghiệp)
như sau:
1. Thông tư này hướng dẫn xử lý bưu phẩm, bưu kiện, thư chuyển tiền vô thừa nhận tại Bưu chính Việt Nam và thư vô thừa nhận tại các Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư (sau đây gọi chung là thư, bưu phẩm, bưu kiện vô thừa nhận).
2. Thư, bưu phẩm, bưu kiện bị coi là vô thừa nhận nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Khi đủ chứng cứ xác định người nhận từ chối nhận và người gửi cũng từ chối nhận lại.
- Sau thời hạn 12 tháng kể từ ngày gửi mà không phát được cho người nhận và không hoàn trả được cho người gửi.
- Nếu hàng hoá chứa trong bưu phẩm, bưu kiện bị hư hỏng, gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường thì Doanh nghiệp được quyền ra quyết định xử lý tiêu huỷ ngay mà không cần chờ đủ 12 tháng .
3. Thư, bưu phẩm, bưu kiện vô thừa nhận được xử lý tại Doanh nghiệp hàng năm (mỗi năm tối thiểu một lần) và do một Hội đồng thực hiện.
II - THỦ TỤC XỬ LÝ THƯ, BƯU PHẨM, BƯU KIỆN VÔ THỪA NHẬN
1. Doanh nghiệp ra quyết định thành lập Hội đồng để xử lý thư, bưu phẩm, bưu kiện vô thừa nhận (sau đây gọi tắt là Hội đồng)
a) Thành phần Hội đồng gồm:
- Đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp làm Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện của Sở Bưu chính, Viễn thông tại địa bàn xử lý thư, bưu phẩm bưu kiện vô thừa nhận làm uỷ viên;
- Đại diện các đơn vị nghiệp vụ bưu chính và kế toán của doanh nghiệp làm uỷ viên.
Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có thể mời đại diện các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan hoặc chuyên gia các cơ quan chuyên ngành khác tham gia Hội đồng với tư cách là chuyên gia tư vấn.
b) Hội đồng có trách nhiệm đảm bảo bí mật những thông tin riêng liên quan đến thư, bưu phẩm, bưu kiện.
Hội đồng được sử dụng con dấu của doanh nghiệp để phục vụ công tác xử lý thư, bưu phẩm, bưu kiện vô thừa nhận.
2. Tổ chức xử lý thư, bưu phẩm, bưu kiện vô thừa nhận:
Căn cứ vào số lượng thư, bưu phẩm bưu kiện vô thừa nhận trong năm, Doanh nghiệp có trách nhiệm thành lập Hội đồng để xử lý. Hội đồng có nhiệm vụ: mở, kiểm kê, phân loại nội dung chứa trong thư, bưu phẩm, bưu kiện vô thừa nhận và quyết định phương án xử lý theo nguyên tắc sau:
a) Giao cho doanh nghiệp để làm thủ tục phát cho người nhận hoặc hoàn trả cho người gửi hoặc nước gốc, (trừ trường hợp quy định tại trường hợp thứ 3 Điểm 2 Phần I) đối với thư, bưu phẩm, bưu kiện có đủ điều kiện phát hoặc hoàn trả lại .
b) Giao cho các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với các giấy tờ, ấn phẩm, tài liệu, băng ghi âm, ghi hình hoặc tranh ảnh cần nghiên cứu hoặc lưu trữ, các vật phẩm hàng hoá thuộc danh mục cấm để xử lý theo quy định của pháp luật; Giao cho các cơ quan nhà nước đã cấp: Giấy chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, trước bạ nhà đất và các loại giấy tờ khác.
c) Tổ chức bán công khai hoặc bán đấu giá cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đối với hàng hoá vật phẩm còn giá trị sử dụng. Đối với thư chuyển tiền vô thừa nhận thì giá trị tiền ghi trên thư chuyển tiền được xác định là một khoản tiền thu trong quá trình xử lý thư, bưu phẩm, bưu kiện vô thừa nhận.
d) Đối với các loại thông tin dưới dạng văn bản và các vật phẩm, hàng hoá không còn giá trị sử dụng hoặc vật phẩm, hàng hoá vẫn còn giá trị sử dụng nhưng doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng và cũng không bán được thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể có phương án tiêu huỷ phù hợp.
e) Việc bán đấu giá, tiêu huỷ do Hội đồng thực hiện hoặc Hội đồng có thể uỷ quyền cho Doanh nghiệp thực hiện. Trường hợp Hội đồng uỷ quyền cho Doanh nghiệp thì phải có sự chứng kiến của đại diện Hội đồng và Doanh nghiệp phải lập biên bản báo cáo kết quả với Hội đồng.
Việc chuyển giao,bán, xử lý tiêu huỷ thư, bưu phẩm, bưu kiện vô thừa nhận phải được lập biên bản theo mẫu quy định tại thông tư này và lưu giữ tại Doanh nghiệp.
III - QUẢN LÝ THU, CHI TÀI CHÍNH KHI XỬ LÝ THƯ, BƯU PHẨM, BƯU KIỆN VÔ THỪA NHẬN