Thông tư liên tịch 102/2006/TTLT-BTC-BKHCN hướng dẫn quản lý tài chính đối với Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp do Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công Nghệ ban hành

Số hiệu 102/2006/TTLT-BTC-BKHCN
Ngày ban hành 31/10/2006
Ngày có hiệu lực 01/12/2006
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Khoa học và Công nghệ,Bộ Tài chính
Người ký Đỗ Hoàng Anh Tuấn,Bùi Mạnh Hải
Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ,Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH - BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 102/2006/TTLT/BTC-BKHCN

Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2006

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

H­ƯỚNG DẪN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ CỦA DOANH NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và h­ướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà n­ước;
Căn cứ Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg ngày 4/4/2005 của Thủ t­ướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 36/2006/QĐ-TTg ngày 08/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp;
Liên Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ h­ướng dẫn quản lý tài chính của Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp như­ sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:

Thông tư này hướng dẫn quản lý tài chính áp dụng đối với Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp theo Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg ngày 4/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp và Quyết định số 36/2006/QĐ-TTg ngày 08/02/2006 của Thủ t­ướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp (sau đây gọi là Chương trình).

2. Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình:

- Ngân sách nhà n­ước (trung ­ương và địa phư­ơng) cho thực hiện Chương trình;

- Đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài n­ước;

3. Quy trình lập dự toán, phân bổ, giao dự toán chi ngân sách và chế độ thanh quyết toán thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.

4. Giải thích từ ngữ:

- Tài sản trí tuệ là sản phẩm do con người tạo ra trong quá trình lao động sáng tạo, bao gồm: Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; phần mềm máy tính; sáng chế; giải pháp hữu ích; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý; tên thương mại; thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; giống cây trồng mới, ...

- Khai thác tài sản trí tuệ là việc đưa các tài sản trí tuệ vào áp dụng, sử dụng trong thực tế nhằm tạo ra các lợi ích, ưu thế cho chủ sở hữu, người tham gia vào việc áp dụng, sử dụng tài sản trí tuệ đó và cho xã hội.

- Hoạt động sở hữu trí tuệ là các hoạt động liên quan đến các đối tượng sở hữu trí tuệ, bao gồm: tuyên truyền, đào tạo, thông tin về sở hữu trí tuệ; xây dựng, xác lập, bảo hộ, khai thác, quản lý và phát triển giá trị các đối tượng sở hữu trí tuệ.

- Khai thác thông tin sở hữu trí tuệ là việc sử dụng thông tin về các đối tượng sở hữu trí tuệ trong các cơ sở dữ liệu thông tin sở hữu trí tuệ, bao gồm: Tra cứu thông tin, xây dựng các gói thông tin theo các lĩnh vực kỹ thuật phục vụ hoạt động nghiên cứu, triển khai, xác lập, bảo hộ, khai thác, quản lý và phát triển các đối tượng sở hữu trí tuệ, ... .

- Đối tượng của hợp đồng trong thông tư này là tài sản phải giao, công việc phải làm theo thoả thuận: Về tuyên truyền, đào tạo về sở hữu trí tuệ, hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức hoạt động sở hữu trí tuệ; về hỗ trợ xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp ở trong và ngoài nước; về hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thông tin sở hữu trí tuệ.

II- NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Nội dung chi của Chương trình:

a. Chi thực hiện các nội dung của Chương trình theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg ngày 4/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp thông qua các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b. Chi hoạt động chung của Chương trình (ở trung ương):

- Chi hoạt động thông tin, tuyên truyền về Chương trình;

- Chi hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết Chương trình;

- Chi thù lao trách nhiệm cho các thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Thư ký và Chánh Văn phòng Chương trình.

- Chi đoàn ra, đoàn vào;

- Chi hoạt động thường xuyên cho cơ quan thường trực của Văn phòng Chương trình.

- Chi điều tra, khảo sát phục vụ xây dựng, thẩm định và phê duyệt các dự án thực hiện Chương trình;

- Chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của Ban Chỉ đạo, Ban Thư ký, Văn phòng Chương trình.

- Các chi khác liên quan trực tiếp đến hoạt động của Chương trình.

[...]