Thông tư liên tịch 02/1998/TTLT-BYT-BTCCBCP hướng dẫn Nghị định 01/1998/NĐ-CP về hệ thống tổ chức y tế địa phương do Bộ Y Tế - Ban Tổ Chức Cán Bộ Chính Phủ ban hành

Số hiệu 02/1998/TTLT-BYT-BTCCBCP
Ngày ban hành 27/06/1998
Ngày có hiệu lực 12/07/1998
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ,Bộ Y tế
Người ký Đỗ Nguyên Phương,Đỗ Quang Trung
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Thể thao - Y tế

BAN TỔ CHỨC-CÁN BỘ CHÍNH PHỦ-BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02/1998/TTLT-BYT-BTCCBCP

Hà Nội , ngày 27 tháng 6 năm 1998

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ Y TẾ - BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ SỐ 02/1998/TTLT-BYT-BTCCBCP NGÀY 27 THÁNG 6 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 01/1998/NĐ-CP NGÀY 03/01/1998 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC Y TẾ ĐỊA PHƯƠNG

Ngày 03 tháng 01 năm 1998 Chính phủ ban hành Nghị định số 01/1998/NĐ-CP quy định về hệ thống tổ chức y tế địa phương. Để thi hành Nghị định này, liên Bộ Y tế - Ban tổ chức - cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện như sau:

A. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA SỞ Y TẾ:. CHỨC NĂNG CỦA SỞ Y TẾ:

Sở y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh), giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác y tế trên địa bàn; quản lý và chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tác y tế; quản lý kinh phí và nhân lực y tế đối với hệ thống y tế trên địa bàn tỉnh theo phân cấp của cơ quan có thẩm quyền.

Sở y tế chịu sự quản lý toàn diện của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ của Bộ Y tế.

II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CHỦ YẾU CỦA SỞ Y TẾ:

1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế của tỉnh; tổ chức và kiểm tra, giám sát việc thực hiện sau khi quy hoạch, kế hoạch đó được phê duyệt;

2. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền những quy định về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ y tế căn cứ vào các quy định chung của Nhà nước và Bộ y tế; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định đó trên địa bàn toàn tỉnh;

3. Quản lý và tổ chức thực hiện các nguồn kinh phí theo quy định của cơ quan tài chính Nhà nước;

4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên ngành y tế về vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, khám bệnh phục hồi chức năng, vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm, dược, trang thiết bị y tế, kiểm tra việc thực hiện chính sách và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định hiện hành;

5. Quản lý tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ y tế theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh và quy định của Nhà nước;

6. Quản lý và sử dụng có hiệu quả những cơ sở vật chất, vật tư, tài sản được Uỷ ban nhân dân tỉnh và Nhà nước giao theo đúng quy định hiện hành;

7. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy chế, tiêu chuẩn, quy phạm, định mức kinh tế, kỹ thuật, đã được Nhà nước, Bộ Y tế, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành về quản lý dược, thiết bị, vật tư y tế;

8. Quản lý hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn tỉnh và thực hiện việc cấp, thu hồi giấy phép hành nghề y, dược tư nhân theo quy định của pháp luật;

9. Chủ trì phối hợp với các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội trong tỉnh để làm công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ và tham gia vào các hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

10. Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ y tế giao;

III. TỔ CHỨC THUỘC SỞ Y TẾ BAO GỒM:

1. Các tổ chức chuyên môn, kỹ thuật trực thuộc Sở:

1.1. Trung tâm y tế dự phòng: Thực hiện các mặt công tác vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh lao động, phòng chống sốt rét, bướu cổ, kiểm dịch y tế quốc tế, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh học đường...

Những tỉnh miền núi, Tây Nguyên và những tỉnh hiện đang còn người bị bệnh sốt rét và bướu cổ có tỷ lệ trên 40% dân số thì vẫn tiếp tục duy trì tổ chức Trung tâm phòng chống sốt rét và Trung tâm phòng chống bướu cổ trong một thời gian nhất định.

Chỉ thành lập Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế ở những tỉnh, thành phố có sân bay, hải cảng, cửa khẩu lớn, thường xuyên giao lưu với quốc tế, có nhiều người và phương tiện vận tải chuyển qua lại.

Chỉ thành lập Trung tâm sức khoẻ lao động và môi trường ở những thành phố trực thuộc Trung ương và những tỉnh có khu công nghiệp lớn có số lượng đông công nhân; việc thành lập Trung tâm sức khoẻ lao động và môi trường ở tỉnh phải được sự đồng ý của Bộ y tế và Ban tổ chức - cán bộ Chính phủ.

1.2. Trung tâm bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em - kế hoạch hoá gia đình.

1.3. Trung tâm phòng chống bệnh xã hội: bao gồm các bệnh như lao, phong, da liễu, tâm thần, mắt hột.

Những tỉnh đã lồng ghép các chuyên khoa này vào các khoa trong bệnh viện đa khoa hoặc bệnh viện chuyên khoa tỉnh để hoạt động thì không tổ chức thành Trung tâm phòng chống bệnh xã hội.

1.4. Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ.

1.5. Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm: Bao gồm công tác kiểm nghiệm chất lượng dược phẩm, mỹ phẩm.

[...]