Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Thông tư liên tịch 01-TTLB/TN-HQ năm 1991 về chế độ quá cảnh, mượn đường đối với hàng hoá của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào do Bộ Thương nghiệp - Tổng cục Hải quan ban hành

Số hiệu 01-TTLB/TN-HQ
Ngày ban hành 31/01/1991
Ngày có hiệu lực 31/01/1991
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Thương nghiệp,Tổng cục Hải quan
Người ký Lâm Văn Độ,Tạ Cả
Lĩnh vực Thương mại,Giao thông - Vận tải

BỘ THƯƠNG NGHIỆP-TỔNG CỤC HẢI QUAN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01-TTLB/TN-HQ

Hà Nội , ngày 31 tháng 1 năm 1991

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ THƯƠNG NGHIỆP - TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 01-TTLB/TN-HQ NGÀY 31 NGÀY 01 NĂM 1991 QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ QUÁ CẢNH, MƯỢN ĐƯỜNG ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 

Ngày 4-12-1990 tại Vientiane Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp và du lịch Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã ký thoả thuận một số nguyên tắc cơ bản về quản lý việc trao đổi hàng hoá và thực hiện dịch vụ thương mại giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

Căn cứ vào điều II, điều III của bản thoả thuận; Bộ Thương nghiệp và Tổng cục Hải quan quy định chế độ quá cảnh, mượn đường đối với hàng hoá của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào như sau:

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Hàng quá cảnh là hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các đơn vị kinh tế nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào xuất khẩu, nhập khẩu với một nước thứ ba qua lãnh thổ Việt Nam.

2. Hàng mượn đường là hàng lưu thông trong nội địa Lào nhưng do lý do đặc biệt không thể đi trực tiếp từ vùng này đến vùng khác của Lào nên phải đi qua lãnh thổ Việt Nam.

3. Tuyệt đối không được tiêu thụ hàng hoá quá cảnh, mượn đường trên thị trường Việt Nam khi chưa được phép của hai Bộ Thương nghiệp Việt Nam và Lào.

4. Hàng quá cảnh và mượn đường phải vào và ra khỏi Việt Nam theo giấy phép của Bộ Thương nghiệp Việt Nam, Bộ Thương nghiệp uỷ quyền cho tổ cấp giấy phép xuất nhập khẩu Đà Nẵng cấp giấy phép cho hàng quá cảnh, mượn đường của Lào đi qua địa phận các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình trở vào Nam; tổ cấp giấy phép xuất nhập khẩu Hà Nội cấp giấy phép cho hàng quá cảnh, mượn đường của Lào đi qua địa phận các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra Bắc.

5. Hàng quá cảnh, mượn đường phải vào và ra khỏi Việt Nam theo đúng các cửa khẩu ghi trên giấy phép, phải vận chuyển đúng tuyến đường quy định, đúng thời hạn quy định dưới sự giám sát và quản lý của Hải quan Việt Nam. Trường hợp cần lưu kho tại Việt Nam, chủ hàng phải báo ngay cho Hải quan cấp tỉnh địa điểm lưu kho và thời gian lưu kho. Kho chứa hàng quá cảnh, mượn đường phải được Hải quan cấp tỉnh sở tại chấp nhận. Hàng xuất kho, nhập kho phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Hải quan cấp tỉnh sở tại.

II- THỦ TỤC QUÁ CẢNH, MƯỢN ĐƯỜNG

1. Các đơn vị kinh tế của Lào có hàng quá cảnh, mượn đường qua lãnh thổ Việt Nam chịu trách nhiệm xin giấy phép quá cảnh, mượn đường tại tổ cấp giấy phép Bộ Thương nghiệp Việt Nam.

2. Hồ sơ xin cấp giấy phép gồm:

2.1. Đơn xin cấp giấy phép quá cảnh, mượn đường ghi rõ:

- Tên địa chỉ, chủ hàng.

- Tên hàng, số lượng, trọng lượng hàng.

- Loại phương tiện vận chuyển.

- Chủ phương tiện vận chuyển.

- Xin quá cảnh hay mượn đường. Nếu xin quá cảnh thì ghi rõ hình thức quá cảnh (có hoặc không lưu kho).

- Cửa khẩu xin tạm nhập, cửa khẩu xin tái xuất.

- Tuyến đường vận chuyển.

- Dự kiến thời hạn tạm nhập, thời hạn tái xuất.

- Địa điểm và thời gian lưu kho (nếu có).

2.2. Dự kiến kế hoạch vận chuyển hàng hoá quá cảnh hoặc mượn đường trong thời gian 6 tháng hoặc 1 năm được Bộ Thương nghiệp Lào phê duyệt.

3. Căn cứ vào hồ sơ trên, tổ cấp giấy phép cấp giấy phép quá cảnh, mượn đường cho chủ hàng. Trên giấy phép ghi rõ:

- Tên chủ hàng.

- Tên hàng và số lượng.

- Cửa khẩu tạm nhập, cửa khẩu tái xuất.

[...]