Thông tư liên bộ 5-LB/TT năm 1957 về việc thu tiền bán các loại lâm sản phụ do Bộ Tài chính- Bộ Nông lâm ban hành
Số hiệu | 5-LB/TT |
Ngày ban hành | 19/10/1957 |
Ngày có hiệu lực | 03/11/1957 |
Loại văn bản | Thông tư liên tịch |
Cơ quan ban hành | Bộ Nông lâm,Bộ Tài chính |
Người ký | Lê Duy Trinh,Trịnh Văn Bình |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước,Tài nguyên - Môi trường |
BỘ
TÀI CHÍNH-BỘ NÔNG LÂM |
VIỆT
|
Số: 5-LB/TT |
Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 1957 |
VỀ VIỆC THU TIỀN BÁN CÁC LOẠI LÂM SẢN PHỤ
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG LÂM - BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Kính gửi: |
-Các ông Chủ tịch Ủy ban Hành
chính các Khu: Tự trị Việt bắc, Liên khu 3, Liên khu 4,Lao – Hà – Yên; Tự trị
Thái – Mèo, Hồng - Quảng , Hà nội, Hải phòng, và các tỉnh |
Để có kinh phí chi tiêu vào công tác bảo vệ, tu bổ và trồng rừng, mặt khác tăng thu cho công quỹ, theo nguyên tắc chung, tất cả các lâm sản lấy ở rừng ra đều phải trả tiền bán.
Trước đây Liên bộ Nông lâm và Tài chính mới thu tiền bán một số lâm sản phụ khai thác nhiều: còn nhiều loại lâm sản phụ khác chưa thu vì số lượng khai thác ít. Nhưng hiện nay, những loại lâm sản ấy như vỏ ăn trầu, chất nhuộm hay thuộc da, vỏ, sợi để dệt, các loại nhựa hạt dầu và dầu thảo mộc, măng tươi, v.v…, đã được khai thác mạnh, số lượng khá nhiều.
Do đó Liên bộ cho thu tiền bán các loại lâm sản phụ ấy;
Bộ gửi đính theo đây một bảng danh sách ghi chi tiết các loại. Mỗi địa phương sẽ căn cứ vào danh sách đó để lập danh sách làm sản phụ cho địa phương mình nếu có loại trong bảng chưa ghi thì bổ khuyết và báo cáo về Liên bộ biết.
Hàng tháng các Ty Lâm nghiệp hay Nông lâm có nhiệm vụ cung cấp giá thị trường các loại làm sản phụ của các vùng quan trọng nhất và gần rừng, trình Ủy ban tỉnh quyết nghị thi hành sau khi đã được ban kinh tế tỉnh thông qua. Không nhất thiết chỉ có một giá trung bình cho toàn tỉnh, trong trường hợp giá các thị trường chênh lệch nhau nhiều thì có thể quy định giá riêng cho rừng vùng, nếu giá thị trường lên xuống bất thường quá nhiều thì cần phải thay đổi cho kịp thời, để thu cho sát với thực tế.
Quyết nghị của Ủy ban tỉnh về giá bán lâm sản phụ phải được ra trước ngày 25 mỗi tháng để kịp thi hành cho tháng sau.
Trong các loại lâm sản phụ kê ở bảng kèm theo, có thể có những thứ mà nhân dân vừa trồng trên tư thổ, vừa trồng trên công thổ quốc gia như cây trầu, cây lai, cây sở, cây gai.
Theo nguyên tắc, các cây do nhân dân trồng trên tư thổ, nếu có giấy của Ủy ban Hành chính hay nông hội địa phương chứng nhận là đã nộp thuế nông nghiệp rồi thì được miễn tiền bán. Nếu không , phải trả tiền bán lâm sản.
Còn đối với các loại cây do nhân dân trồng trên công thổ quốc gia mà chưa nộp thuế nông nghiệp, để khuyến khích việc gây trồng, tiền bán sẽ thu theo tỷ lệ 7% (bảy phần trăm) giá thị trường, nếu được Ủy ban Hành chính hay nông hội địa phương chứng nhận là cây trồng. Nếu không , tiền bán thu theo tỷ lệ 15% (mười lăm phần trăm) giá thị trường như cây lấy ở rừng ra.
Đối với cây do nhân dân trồng cần có giấy chứng nhận của Ủy ban Hành chính hay nông hội địa phương, Liên bộ đề nghị Ủy ban giải thích cho nhân dân rõ và có kế hoạch giúp đỡ các Ủy ban Hành chính xã và nông hội trong việc cấp giấy chứng nhận để tránh lợi dụng.
Để Bộ có đủ tài liệu theo dõi tình hình kinh tế của các địa phương hàng tháng các tỉnh cần gửi thường xuyên về Bộ những bảng kê giá tiền bán lâm sản phụ do Ủy ban Hành chính tỉnh đã ấn định cho từng địa phương.
Nghị định số 2-NĐ/LB ngày 19-10-1957 kèm theo đây sẽ thi hành từ ngày địa phương nhận được. Các Sở, Ty cần báo cáo về Bộ ngày nhận được nghị định, tức là ngày bắt đầu thi hành.
K.T.
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG LÂM |
K.T.
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
BẢNG KÊ CÁC LOẠI LÂM SẢN PHỤ ĐỂ THU TIỀN BÁN
(Thi hành nghị định số 2-NĐ/LB ngày 19-10-1957 của Liên bộ Nông lâm – Tài
chính)
TÊN LÂM SẢN |
Đơn vị kiểm điểm |
Chú thích |
Hột: hột giọc, hột lai, hột trầu, hột kẹn, hột giỏi, hột giẻ, hột bồ hòn, hột sở. |
Ki lo |
a. Lấy ở rừng ra thu theo tỷ lệ 15% giá thị trường của địa phương |
Dầu giọc, dầu lai, dầu trầu, dầu sở và các thứ dầu thảo mộc khác |
Lít -nt- |
|
3. CÁC LOẠI ĐỂ NHUỘM HAY THUỘC DA Gỗ vang, vỏ hoàng bá, giấy bàm bàm, vỏ già, vỏ só, vỏ đãng hay đựng đựng, hay trang, vỏ sú, vỏ vẹt,vỏ sòi, vỏ giẻ, vỏ đa, vỏ đước, và các loại gỗ hay vỏ khác dùng để nhuộm hay thuộc da |
Ki lo |
b. Do nhân dân trồng trên công thổ thu theo tỷ lệ 7% giá thị trường, nếu được UBHC hay nông hội địa phương chứng nhận là cây trồng và chưa nộp thuế nông nghiệp. |
Sợi gai, sợi bàng, loại vỏ hay loại sợi khác dùng để dệt. |
-nt- |
|
5. CÁC LOẠI DÙNG VÀO CÔNG NGHỆ Cao su rừng. Cỏ tù vè (nhồi nệm). Cỏ hương, cỏ đế, rễ nứa (làm bàn chải). Cỏ guột hay lõi thọ (làm nón). Lụi (làm gậy, cán ô). |
-nt- |
|
Vỏ chay, vỏ đỏ, vỏ đắng, vỏ thanh dừng, vỏ kẹo, vỏ khoai, vỏ mấu, vỏ mùng hay giây mùng, vỏ quạch, vỏ sen, vỏ cham hay tràm, vỏ máng, vỏ nheo, vỏ quan. |
|
|
|