Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Thông tư 04-NL-TT năm 1956 về việc áp dụng thể lệ khai thác gỗ củi do Bộ Nông nghiệp ban hành

Số hiệu 04-NL-TT
Ngày ban hành 27/02/1956
Ngày có hiệu lực 13/03/1956
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp
Người ký Nghiêm Xuân Yêm
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP
******

 VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 04-NL-TT

Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 1956 

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC ÁP DỤNG THỂ LỆ KHAI THÁC GỖ CỦI

Kính gửi:
Đồng kính gửi:

- Các ông Chủ tịch Ủy ban Hành chính Liên khu Việt Bắc, 3, 4, Khu tự trị Thái Mèo, Hồng Quảng, Hà Nội, Hải Phòng
- Các ông Giám đốc nông lâm các liên khu

 

Việc khai thác gỗ củi đã được quy định bằng điều lệ khai thác tạm thời số 596-TTg ngày 03 tháng 10 năm 1955 Thủ tướng phủ và Nghị định số 05-NL-QT ngày 23 tháng 2 năm 1956 của Bộ Nông Lâm.

Thông tư này giải thích thêm một số điểm và ấn định chi tiết thi hành hai nghị định trên.

I – PHÂN LOẠI QUY ĐỊNH CHUNG

Để hợp lý hóa việc khai thác, bảo vệ rừng, việc làm trước tiên là quy định phân loại rừng, tức là chia rừng thành nhiều loại và có chủ trương thích hợp cho từng loại:

- Rừng còn gỗ củi thì mở cho khai thác (rừng mở).

- Rừng còn non hay đã kiệt thì đóng để nuôi rừng (rừng đóng)

- Rừng xung yếu có tính cách bảo vệ nông nghiệp, giao thông v.v... Thì cấm chỉ khai thác (rừng bảo vệ).

A. – Tiêu chuẩn quy định phân loại rừng .

Những điểm sẽ áp dụng trong việc quy định là:

1) Rừng bảo vệ

a) Đối với rừng đầu nguồn: Phạm vi quy định sẽ do nhân dân bình nghị, dựa vào điều kiện từng nơi và kinh nghiệm đã có của nhân dân địa phương. Việc bình nghị sẽ căn cứ vào những yếu tố sau:

- Yêu cầu về nước nhiều hay ít.

- Dọc núi cao hay thấp, đất dễ sói lỡ hay không.

- Rừng tốt hay xấu.

Do những yếu tố trên diện tích rừng quy định sẽ rộng hay hẹp tối thiểu là dải rừng chạy theo hai bên nguồn nước rộng mỗi bên là 25m từ đỉnh núi đến chân ruộng.

Đối với rừng cần bảo vệ để điều hòa mức nước sông ngòi, Bộ sẽ chỉ đạo một địa phương để rút kinh nghiệm quy đinh sau.

b) Rừng ven đường giao thông: Chủ yếu là rừng hai bên đường xe lửa, các đường quốc lộ, rừng theo đê nước mặn.

c) Rừng khảo cứu thí nghiệm là những rừng thiên nhiên hoặc gây trồng dùng vào mục đích khảo cứu như rừng mở ở Yên Bái, tếch ở Yên Bái, lim ở Như Xuân v.v...

d) Đối với rừng danh thắng cổ tích có giá trị lịch sử văn hóa, rừng có mục đích quốc phòng, Bộ sẽ liên lạc với các Bộ Văn hóa, Quốc phòng để nghiên cứu và có chỉ thị sau.

Hiện nay những rừng thiên nhiên hay len ở trong những nơi nghỉ mát như Cha-pa, Tam-đảo, Đồ-sơn, Sầm-sơn v.v... cũng được xếp vào loại rừng danh thắng và được bảo vệ.

2) Rừng đóng. Riêng đối với những rừng gây trồng lên, còn non, hiện nay có rừng phi lao, rừng thông, rừng mỡ, bồ đề, về nguyên tắc tuổi ấn định cho khai thác là:

- 7 năm, đối với phi lao,

- 30 năm thông, bồ đề,

- 40 năm, mỡ

[...]