BỘ
LAO ĐỘNG-BỘ Y TẾ
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
05-TT/LB
|
Hà
Nội, ngày 01 tháng 06 năm 1968
|
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
QUY ĐỊNH NHỮNG CÔNG VIỆC CÓ NHIỀU YẾU TỐ ĐỘC HẠI, NHỮNG
CÔNG VIỆC QUÁ NẶNG NHỌC KHÔNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NỮ, VÀ HƯỚNG DẪN THÊM CHẾ ĐỘ
BẢO VỆ SỨC KHỎE NỮ CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC
Kính gửi:
|
Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Hội đồng
Chính phủ
Các Ủy
ban hành chính khu, thành, tỉnh
Các Sở,
Ty lao động
Các Sở,
Ty y tế
|
Ở miền Bắc nước ta, phụ nữ chiếm
trên một nửa dân số. Trong kháng chiến chống Pháp trước đây, cũng như trong
cách mạng xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước hiện nay, phụ nữ giữ
vai trò ngày càng quan trọng trong mọi lĩnh vực công tác sản xuất, chiến đấu,
phục vụ chiến đấu, phục vụ đời sống quần chúng. Nhìn chung trong các ngành hoạt
động của xã hội, phụ nữ hoàn toàn có đủ khả năng đảm nhiệm như nam giới; nhưng
do đặc điểm riêng về sinh lý và chức năng sinh đẻ, nuôi con, nên Nhà nước ban
hành chính sách riêng đối với phụ nữ, tạo thêm điều kiện để chi em tham gia
đông đảo vào việc quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước. Vì vậy việc sắp xếp hợp lý
lao động phụ nữ trong các cơ quan, xí nghiệp, không những chí có ý nghĩa về mặt
chính trị, tiến thêm một bước mới trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ, thể hiện
quyền nam, nữ bình đẳng; mà còn có ý nghĩa kinh tế rất lớn giải phóng sức sản
xuất, đẩy mạnh cách mạng kỹ thuật và thực hiện phân công lao động mới trong
toàn bộ lao động xã hội để đẩy mạnh sản xuất chiến đấu hiện nay, và đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế, văn hóa trong sự nghiêp cách mạng xã hội chủ nghĩa lâu
dài sau này.
Căn cứ vào Nghị quyết số 31-CP
ngày 08-3-1967 của Hội đồng Chính phủ về việc tăng cường lực lượng lao động nữ
trong các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước;
Căn cứ vào điều 7 của Điều lệ giữ
gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe ban hành kèm theo Nghị định số 194-CP ngày
31-12-1964 của Hội đồng Chính phủ;
Căn cứ vào các điều 14, 15 của
Điều lệ tạm thời về bảo hộ lao động ban hành kèm theo Nghị định số 181-CP ngày
18-12-1964 của Hội đồng Chính phủ;
Để giúp các ngành, các cấp tích
cực tạo điều kiện sử dụng lao động nữ, đáp ứng yêu cầu sản xuất, chiến đấu, đồng
thời chấp hành tốt các chính sách bảo hộ lao động đối với nữ công nhân, viên chức;
sau khi trao đổi ý kiến với Tổng công đoàn Việt – nam và các ngành có liên
quan, Liên bộ Lao động – Y tế ban hành thông tư này quy định một số công việc
có nhiều yếu tố độc hại, những công việc quá nặng nhọc, không sử dụng lao động
nữ và hướng dẫn thêm một số điểm về chế độ bảo vệ sức khỏe nữ công nhân, viên
chức.
I. NHỮNG CÔNG VIỆC CÓ NHIỀU YẾU
TỐ ĐỘC HẠI, NHỮNG CÔNG VIỆC QUÁ NẶNG NHỌC KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
NỮ
Đặc điểm sản xuất của nước ta hiện
nay, đại bộ phận công việc còn làm theo lối thủ công, nặng nhọc, ta cũng đã sản
xuất hoặc sử dụng nhiều loại hóa chất độc, trình độ thiết bị an toàn, vệ sinh
có hạn, lại trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh; vì vậy khi thi hành chính
sách bảo hộ lao động đối với phụ nữ cần quán triệt hai vấn đề:
1. Phải căn cứ vào đặc điểm sản
xuất, tình hình kinh tế, kỹ thuật của ta hiện nay, và đức tính cần cù, kiên nhẫn,
khả năng lao động dồi dào của phụ nữ Việt – nam, mà mạnh dạn bố trí phụ nữ vào
các công việc, tránh tư tưởng ngại khó không muốn nhận lao động nữ.
2. Đồng thời phải thấy rõ những
đặc điểm riêng về sinh lý, sức khỏe phụ nữ (chửa, đẻ, hành kinh, nuôi con) dễ bị
nhiễm độc, nhiễm trùng ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, gây tác hại đến con nhỏ,
mà tránh khuynh hướng tùy tiện sử dụng lao động nữ vào các công việc quá nặng
nhọc, độc hại.
Để thực hiện được yêu cầu tăng
cường lực lựơng lao động nữ trong các cơ quan, xí nghiệp đồng thời chấp hành tốt
các chính sách bảo hộ lao động đối với lao động nữ, chính sách bảo vệ bà mẹ, trẻ
em, các ngành, các xí nghiệp, nhất là những cơ sở thủ công nặng nhọc, cần đặc
biệt quan tâm trước hết đến việc cải tiến thiết bị an toàn, vệ sinh, cải thiện
điều kiện làm việc khi sắp xếp bố trí lao động nữ, trước hết cần tránh những việc
có nhiều yếu tố độc hại, việc quá nặng nhọc, những nơi mà điều kiện làm việc và
sinh hoạt quá khó khăn, gian khổ (ăn, ở trong rừng sâu thiếu nước, không phù hợp
sinh lý, vệ sinh phụ nữ).
Dưới đây nêu lên một số công việc
không được bố trí sử dụng lao động nữ để làm chuẩn . Các ngành, các địa phương
sẽ căn cứ vào điều kiện sản xuất, công tác cụ thể của ngành, địa phương mình,
nghiên cứu phân loại những công việc không bố trí, sử dụng lao động nữ, lập
danh sách chức danh, trao đổi thỏa thuận với Liên bộ trước khi quy định chính
thức.
A. NHỮNG CÔNG VIỆC CÓ NHIỀU YẾU
TỐ ĐỘC HẠI.
1. Thường xuyên tiếp xúc với hóa
chất độc mạnh (sản xuất, cân, đong, bao gói, sử dụng trừ hóa nghiệm thông thường)
như : thủy ngân, Flo, Axít Flo, Mangan, Anilin, Bờ-rô-mua-mê-tin, lân hữu cơ độc
mạnh như Ti-ô-phốt, Vô-fa-tốc, v .v…
2. Sản xuất kể cả bao gói các loại
hóa chất độc vừa như: chì, hỗn hợp chì, ben-zen và dẫn chất ben-zen, Clo, axít
clo, axít Xun-fu-ric…
3. Sử dụng các loại hóa chất độc
vừa kể trên; trong điều kiện nồng độ bụi độc, khí độc tại nơi làm việc vượt quá
tiêu chuẩn vệ sinh. Đối với những chị em đang làm việc trong những điều kiện ấy,
nếu có cơ sở chưa tìm ra biện pháp hạ thấp nồng độ khí độc, bụi độc, trong thời
gian 6 tháng kể từ ngày ban hành thông tư này, hoặc ngày quy định bổ sung danh
sách các loại hóa chất độc, phải có kế hoạch chuyển chị em làm việc khác.
Danh sách các loại khí, bụi độc,
Bộ Y tế hướng dẫn riêng.
4. Làm các công việc dễ nhiễm trùng
nguy hiểm như nạo vét cống ngầm, bốc mồ mả, liệm xác chết
B. NHỮNG CÔNG VIỆC QUÁ NẶNG, NHỌC
HOẶC ĐIỀU KIỆN VẬT LÝ KHÔNG BÌNH THƯỜNG.
- Làm việc trong khí ép (thợ lặn);
- Làm việc phải treo mình trên
không (như treo mình tán ri –vê cầu…);
- Sử dụng các loại máy cầm tay
chạy bằng hơi ép có sức ép từ 4 át-môt-phe trở lên như máy khoan, máy búa, máy
cắt kim loại, v.v…
- Làm việc trực tiếp nơi có nhiệt
độ cao 50oC về mùa hè, 40oC về mùa đông (khi ngoài trời từ
15oC trở xuống) như lò, thủy tinh, lò xi-măng, lò luyện thép gang,
lò nung v .v…
- Lái các loại xe chạy động cơ
có trọng tải trên 3,5 tấn, lái các loại máy ép có sức mạnh từ 36 mã lực trở
lên, các loại xe chạy xích (lái các loại xe khác chỉ được bố trí lao động nữ với
điều kiện có thể lực tốt, đủ sức khỏe loại 2 theo sổ sức khỏe) và cần chú ý đến
loại đường, chặng đường hoạt động phù hợp với điều kiện sinh lý và sức khỏe của
phụ nữ;
- Mi – nơ trong hầm lò mỏ;
- Gạt than dưới hầm tàu biển
(đánh xáng tẩy); bốc xếp các vật liệu nhiều bụi dưới hầm tàu biển, đốt nồi hơi,
thợ máy tàu biển;
- Tài xế, đốt lửa trên xe lửa;
- Thổi thủy tinh (thổi bằng miệng);
- Bốc vác thường xuyên những vật
nặng trên 50kg;
- Bắn mìn, phá đá trên núi cao,
phá đá hộc, phá thác, ghềnh, quai búa tạ;
- Xẻ gỗ cưa tay 2 người kéo;
- Khai thác lâm sản (chặt hạ,
lao gỗ trong rừng, xuôi bè trên các triền sông nhiều ghềnh thác);
- Công tác đảm bảo giao thông thời
chiến trên các đoạn đường đặc biệt gay go, ác liệt, điều kiện sinh hoạt quá khó
khăn (ăn ở trong rừng sâu thiếu nước).
II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ MỘT SỐ
ĐIỂM VỀ CHẾ ĐỘ BẢO VỆ SỨC KHỎE NỮ CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC.
A. VỆ SINH KINH NGUYỆT.
Các văn bản trước của Bộ Lao động,
Bộ Y tế đã quy định ; “Trong những ngày hành kinh, tránh làm việc nặng phải gắng
sức nhiều, tránh trèo cao, leo dốc, tránh thức đêm quá khuya, nếu không có đủ
việc nhẹ để bố trí, có thể cho làm bớt năng suất của ngày thường, nếu có rối loạn
kinh nguyệt, xét không thể làm được việc thì được nghỉ; các xí nghiệp có đông nữ
công nhân phải có đủ buồng vệ sinh kinh nguyệt, giờ làm vệ sinh kinh nguyệt do
giám đốc xí nghiệp định, ghi vào nội quy xí nghiệp”. Nay quy định cụ thể ;
1. Buồng vệ sinh kinh nguyệt ở
nơi làm việc.
Ở mỗi đơn vị có từ mười nữ công
nhân, viên chức phải có một buồng vệ sinh kinh nguyệt ở nơi làm việc, nếu đông
nữ công nhân, viên chức, thì bình quân cứ 50 người cùng làm việc một lúc phải
có một buồng vệ sinh kinh nguyệt, có đủ phương tiện cần thiết, có y tá hoặc nữ
hộ sinh theo dõi, hướng dẫn việc sử dụng và có phân công cho chị em tự quản lý.
Đơn vị có dưới mười nữ công
nhân, viên chức thì sử dụng buồng tắm riêng của nữ để làm vệ sinh kinh nguyệt.
Buồng vệ sinh kinh nguyệt tùy theo tính chất và điều kiện làm việc từng nơi mà
xây dựng, nhưng phải đảm bảo sạch sẽ, cao ráo, thuận tiện, có đủ phương tiện cần
thiết theo mẫu và tiêu chuẩn Bộ Y tế hướng dẫn.
2. Giờ làm vệ sinh kinh nguyệt.
Điểm 4 về bồi dưỡng sức khỏe
trong Nghị quyết số 31-CP ngày 8-3-1967 quy định: “Nữ công nhân trực tiếp sản
xuất nếu làm việc theo ca thì trong những ngày hành kinh được nghỉ từ 20 phút đến
30 phút trong giờ sản xuất để làm vệ sinh kinh nguyệt”, Liên bộ giải thích và
hướng dẫn thêm như sau:
Đối với phụ nữ trong những ngày
hành kinh đều cần phải làm vệ sinh kinh nguyệt, nhưng đối với chị em làm việc
gián tiếp, hoặc làm 2 tầm theo giờ hành chính có điều kiện dễ dàng hoặc có thì
giờ nghỉ giữa ngày để làm vệ sinh kinh nguyệt; nên chỉ quy định giờ cho những đối
tượng cần thiết dưới đây:
Nữ công nhân trực tiếp sản xuất
làm việc liền 8 giờ trong một ngày, hàng tháng, những ngày hành kinh, mỗi ngày
được nghỉ giữa giờ 20 phút hoặc 30 phút trong giờ sản xuất để làm vệ sinh kinh
nguyệt, vẫn đảm bảo đủ tiền lương cấp bậc; 20 phút một ngày cho những người làm
việc bình thường; 30 phút một ngày cho người làm việc nặng, bụi bẩn nhiều,hoặc ở
nơi khó khăn về nguồn nước phải đi xa; ví dụ : nữ công nhân làm việc trong các
lò vôi, lò xi - măng, lò gạch ngói, các xí nghiệp phốt – phát, thuốc trừ sâu,
các công trường khai thác than, quặng lộ thiên, các kho, hoặc nơi bao gói có
nhiều bụi bẩn.
Ở mỗi đơn vị, việc phân loại
công việc để làm vệ sinh kinh nguyệt 20 phút hay 30 phút do các bộ môn bảo hộ
lao động, y tế xác định, giám đốc duyệt ghi vào nội quy xí nghiệp sau khi trao
đổi ý kiến với công đoàn cơ sở. Trường hợp rối loạn về kinh nguyệt có y tế xác
nhận thì giải quyết như ốm đau.
B. Thời gian nghỉ đẻ, nghỉ cho
con bú chuyển làm việc nhẹ, hoặc giảm định mức năng suất khi hành kinh, khi có
thai đến tháng thứ 7.
1. Khi hành kinh
Nữ công nhân, viên chức đang làm
công việc nặng phải gắng sức nhiều như gánh vác, leo trèo dốc, làm việc phải lội
dầm bùn, nước hoặc phải thường xuyên đi, lại hoạt động nhiều, cần bố trí công
việc nhẹ hơn, (khâu nhẹ nhất trong dây chuyền sản xuất) ví dụ: đang gánh đá, xe
đá, thì ngồi đập đá dăm, đang ở dây chuyền đổ bê – tông thì làm công việc ít phải
chạy, đang phải lội nước, thì bố trí công việc trên khô v .v…nếu không có đủ việc
nhẹ để bố trí thì được giảm 10-15% mức năng suất, vẫn hưởng đủ lương cấp bậc. Bớt
năng suất trong ngày hành kinh để bảo vệ sức khỏe, nên không áp dụng để tính
tăng năng suất, hoặc để rút bớt giờ làm việc mà người nữ công nhân vẫn làm nặng
như mọi ngày thường.
2. Có thai hoặc cho con bú.
Chế độ miễn ca ba cho chị em có
thai từ tháng thứ 7 trở đi hoặc có con nhỏ đang bú dưới 6 tháng vẫn thi hành
như trước, hiện nay nếu xí nghiệp chuyên làm hai ca về ban đêm thì chị em được
bố trí làm việc ca đầu, trường hợp có thai dưới 7 tháng, vì sức khỏe kém, y tế
đề nghị, cũng được miễn ca ba. Các xí nghiệp có nữ công nhân làm việc ca ba, phải
đặc biệt chú ý tổ chức tốt nhà ngủ ba ca, nơi gửi con liên tiếp hai ca, tổ chức
tốt việc ăn, uống bồi dưỡng sức khỏe, đảm bảo cho chị em khi làm ca ba, có bồi
dưỡng thiết thực, sau ca làm việc có nơi trông con, được ngủ yên đảm bảo sức khỏe.
Trường hợp do yêu cầu cấp thiết
phải động viên công nhân làm thêm giờ, thêm ca trong phạm vi luật lệ cho phép,
chị em có thai từ tháng thứ 5, hoặc có con nhỏ, đang bú dưới 6 tháng được miễn
làm thêm giờ, thêm ca.
Nữ công nhân, viên chức đang làm
công việc nặng, có thai đến tháng thứ 7 được chuyển làm việc nhẹ (khâu nhẹ nhất
trong dây chuyền sản xuất), nếu không đủ việc nhẹ để bố trí, thì mỗi ngày làm
việc được bớt một giờ, tùy theo điều kiện, tùy theo công việc từng nơi mà sắp xếp,
bớt một giờ, hoặc bớt năng suất tương đương 1giờ vẫn đảm bảo đủ tiền lương cấp
bậc. Nếu hưởng lương theo sản phẩm, làm việc theo tổ, nhóm có thể giải quyết
theo hai cách:
- Nếu anh chị em trong tổ, nhóm
đảm bảo thêm được phần việc của người nghỉ (mỗi ngày 1 giờ) thì hưởng tiền
lương theo năng suất của giờ làm thay đó, còn bản thân người được nghỉ được trợ
cấp bảo hiểm xã hội bằng 100% tiền lương 1 giờ theo lương cấp bậc;
- Nếu tổ, nhóm không làm thay được
phần việc người được nghỉ hoặc giảm năng suất thì tổ, nhóm được tính bớt năng
suất chung tương đương với một giờ trong mỗi ngày của những người được nghỉ.
Bớt 1 giờ trong ngày làm việc,
có thể nghỉ một lần vào giữa hoặc chia làm 2 lần để chị em nằm nghỉ. Đơn vị sử
dụng phải bố trí có chỗ cho chị em nằm nghỉ thoải mái, tùy theo điều kiện từng
nơi bố trí nhà riêng hoặc lán trại, có giường, hoặc sàn nằm nghỉ thoáng mát,
không để dồn giờ nghỉ vào cuối ca để về trước.
3. Nghỉ đẻ.
Thời gian nghỉ đẻ đã được quy định
trong điều lệ bảo hiểm xã hội : “nghỉ đẻ quy định chung là sáu mươi ngày kể cả
chủ nhật, ngày lễ, đẻ sinh đôi nghỉ thêm mười ngày, đẻ sinh ba nghỉ thêm hai
mươi ngày, ngoài quy định chung nữ công nhân, viên chức làm những công việc có
độc hại, việc quá nặng nhọc được nghỉ thêm mười lăm ngày”.
Để sử dụng tốt thời gian nghỉ đẻ,
bảo vệ sức khỏe của sản phụ, hài nhi và phù hợp với hoàn cảnh chung của số đông
công nhân, viên chức, Liên bộ hướng dẫn thêm như sau:
Nữ công nhân, viên chức làm công
việc bình thường phải nghỉ trước khi đẻ ít nhất mười lăm ngày, nữ công nhân,
viên chức làm việc nặng, việc có độc hại ở mức độ thấp trong diện được ưu tiên
khi sinh đẻ, hoặc sức khoẻ kém phải nghỉ trước khi đẻ ít nhất hai mươi lăm
ngày. Chị em tự quản lý lấy ngày tắt kinh, tuổi thai, ngày đẻ, báo cho y tế cơ
quan, xí nghiệp. Lịch nghỉ đẻ do y tế cơ quan, xí nghiệp hoặc tổ chức y tế có
trách nhiệm khám thai theo dõi và đề nghị với chính quyền cơ sở định, sau khi khám
thai cho chị em.
Trường hợp do đề nghị của y tế
mà trước khi đẻ đã nghỉ quá ba mươi ngày, thì sau khi đẻ cũng được nghỉ đủ ba
mươi ngày đối với người làm việc bình thường và đủ bốn mươi lăm ngày đối với
người làm việc nặng nhọc có độc hại, nếu do đẻ non hoặc do đề nghị của y tế mà
trước khi đẻ nghỉ chưa đủ số ngày quy định, thì sau khi đẻ được nghỉ đủ tổng số
ngày đã quy định (tổng số ngày nghỉ trước và sau khi đẻ là 60 ngày đối với người
làm việc bình thường, 75 ngày đối với người làm việc nặng hoặc có độc hại, đẻ
sinh đôi thêm 10 ngày, đẻ sinh ba thêm 20 ngày).
Việc quy định thời gian tối thiểu
cần nghỉ trước khi đẻ nhằm bảo đảm sức khỏe của sản phụ, hài nhi, đảm bảo kế hoạch
sản xuất, công tác; vì vậy cần phổ biến rộng rãi để chị em hiểu rõ lợi ích chung
mà tự giác chấp hành, mặt khác y tế và chính quyền cơ sở phải kiểm tra, đôn đốc
việc chấp hành nghiêm chỉnh coi đó là một trong nội quy kỷ luật lao động của
đơn vị.
Khi nghiên cứu giải quyết cho chị
em ở trong diện được ưu tiên sinh đẻ, nghỉ đẻ bảy mươi lăm ngày cần tham khảo
các văn bản hướng dẫn trước của Liên bộ như thông tư số 08-TT/LB ngày 24-3-1962
của Liên bộ Lao động - Nội vụ - Y tế hướng dẫn thi hành điều lệ bảo hiểm xã hội
(trong tập II bảo hiểm xã hội) có danh sách những nghề làm việc nặng nhọc hoặc
có độc hại được nghỉ đẻ bảy mươi lăm ngày; riêng một số nghề mới phát triển
trong quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta, chưa có
trong danh sách kèm theo thông tư số 08-TT/LB mà trong thời gian vừa qua đã được
xác định nghề có độc hại được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, đề nghị các
ngành, các địa phương lập danh sách gửi cho Bộ Lao động, Bộ Y tế, Tổng công
đoàn Việt - nam để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung thêm. Trong khi chờ đợi bổ
sung, đề nghị các ngành, các địa phương căn cứ vào văn bản số 717-LĐ/BH ngày
18-5-1964 của Bộ Lao động hướng dẫn việc giải quyết nghỉ hàng năm 12 ngày cho
những người được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật theo thông tư số 02-TTg ngày
09-01-1963 chưa có trong danh sách trước, để giải quyết cho chị em nghỉ đẻ 75
ngày.
4. Giờ cho con bú.
Thông tư số 09-LĐ/TT ngày
05-3-1955 và Thông tư số 16-LĐ/TT ngày 06-9-1967 đã quy định: “nữ công nhân,
viên chức có con nhỏ dưới 1 năm, trong mỗi ngày làm việc được nghỉ một giờ về
cho con bú, nếu nhà riêng hoặc nhà trẻ gần nơi làm việc thì nghỉ mỗi buổi 30
phút về cho con bú (cả đi lẫn về)”. Nay Liên bộ hướng dẫn thêm: nữ công nhân,
viên chức có con nhỏ dưới một năm, mỗi ngày làm việc nghỉ 1 giờ cho con bú (cả
giờ đi và về). Tùy theo tình hình nhà riêng hoặc nhà trẻ bú xa hay gần, tổ chức
làm việc 2 tầm theo giờ hành chính, hay làm liền 8 tiếng trong một ngày mà sử dụng
linh hoạt giờ cho con bú:
- Nghỉ làm hai lần mỗi buổi ba
mươi phút, hoặc nghỉ 1 lần 1 giờ trong mỗi ngày trong mười hai tháng.
- Hoặc sáu tháng đầu mỗi ngày
nghỉ một giờ ba mươi phút, sáu tháng sau cháu bé đã ăn thêm thức ăn và bột, mỗi
ngày nghỉ một lần 30 phút, (nghỉ một lần giữa ca, hoặc chia làm hai lần, giữa
ca nghỉ sáu mươi phút, cuối ca nghỉ ba mươi phút với người làm việc liền 8 giờ,
hoặc nghỉ mỗi buổi bốn mươi lăm phút, người làm việc hai tầm trong sáu tháng đầu),
đẻ sinh đôi cộng thêm ba mươi phút, đẻ sinh ba thêm bốn mươi lăm phút mỗi ngày
trong 12 tháng.
- Trẻ mới sinh trong 6 tháng đầu
phải ăn sữa, tốt nhất là bú sữa mẹ, vì vậy các cơ quan, xí nghiệp cần đặc biệt
quan tâm, tổ chức tốt nhà trẻ bú, tạo mọi điều kiện, phương tiện giúp nữ công
nhân, viên chức về cho con bú. Trường hợp mất sữa, các cháu được trợ cấp tiền
mua sữa, nhưng nếu xí nghiệp, cơ quan, chưa tổ chức đủ nhà trẻ để thu nhận chăm
sóc các cháu đang bú chị em phải để con ở nhà thì cũng được sử dụng thì giờ cho
con bú.
5. Khám và chữa bệnh phụ khoa:
Nghị quyết số 31-CP mục 4 điểm 3
phần bồi dưỡng sức khỏe đã ghi: “nữ công nhân, viên chức được khám phụ khoa 6
tháng hoặc 1 năm một lần”. Liên bộ giải thích thêm: việc quy định khám phụ khoa
6 tháng hoặc 1 năm một lần là căn cứ vào công việc làm của người đó, điều kiện
làm việc bình thường hay nặng nhọc hoặc có độc hại mà xác định (bảo hộ lao động,
y tế phân loại đối tượng, lập danh sách nghề, giám đốc duyệt ghi vào nội quy xí
nghiệp sau khi trao đổi ý kiến với công đoàn cơ sở). Trước hết cần tích cực tổ
chức khám và chữa bệnh phụ khoa cho nữ công nhân, viên chức, phải sắp xếp có
thêm cán bộ y tế chuyên trách phụ khoa theo tiêu chuẩn đã quy định tại mục 4 điểm
b phần bồi dưỡng sức khỏe trong Nghị quyết số 31-CP nếu cơ sở không có đủ số nữ
theo quy định thì hai, ba đơn vị gần nhau có thể tổ chức chung. Tổ chức khám phụ
khoa định kỳ và chữa bệnh phụ khoa, tiền thuốc chữa phụ khoa Bộ Y tế hướng dẫn
riêng.
III. TĂNG CƯỜNG TRANG BỊ KỸ
THUẬT CẢI TIẾN CÔNG CỤ, CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC, CHĂM LO ĐỜI SỐNG,
TỔ CHỨC TỐT VIỆC NUÔI DẠY CON CỦA NỮ CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC
Hiện nay lực lượng phụ nữ tham
gia sản xuất, công tác ngày càng đông, do đó muốn nâng cao năng suất lao động,
chủ yếu phải tăng cường trang bị kỹ thuật, cải tiến công cụ lao động; cải thiện
điều kiện làm việc để loại trừ dần yếu tố độc hại giảm nhẹ bớt cường độ lao động
cho phụ nữ. Vì vậy, các ngành các xí nghiệp có nhiệm vụ sản xuất dụng cụ làm việc,
dụng cụ bảo hộ lao động của phụ nữ, các đơn vị xây dựng cơ bản ở những xí nghiệp,
sử dụng đông nữ, cần chú ý đến tầm vóc, thể lực phụ nữ mà xây dựng, lắp đặt máy,
chế tạo dụng cụ làm việc cho phù hợp.
Các đơn vị có đông nữ công nhân
đang làm các công việc thủ công, nặng nhọc, hoặc có độc hại, cần chú trọng
nghiên cứu cải tiến thiết bị sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc những khâu
năng nhọc độc hại trước, phân công lao động hợp lý, chuẩn bị đủ và tốt các dụng
cụ làm việc, nghiên cứu cải tiến dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với điều kiện
làm việc từng nghề, vừa đảm bảo an toàn cho công nhân, vừa có tác dụng khuyến
khích công nhân an tâm sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
Trong tình hình vừa sản xuất, vừa
sẵn sàng chiến đấu, tổ chức tốt nơi gửi con, nơi ăn nghỉ, tổ chức tốt việc phân
phối lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, giảm bớt thì giờ xếp hàng chờ đợi
có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nữ công nhân và công nhân, viên chức nói
chung. Các xí nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến các việc trên, giám đốc xí nghiệp,
công trường cùng công đoàn cơ sở nghiên cứu tổ chức tốt các hình thức gửi trẻ
như: nhà trẻ thường xuyên, nhà trẻ bú, nhóm trẻ cách ly, cải tiến việc quản lý
và phục vụ trong các nhà ăn tập thể, ăn ca ba, ăn bồi dưỡng, v .v… đồng thời
quan tâm đến gia đình nữ công nhân, viên chức sơ tán theo cơ quan, xí nghiệp
không ăn trong tập thể, thường xuyên theo dõi và đề nghị Ủy ban hành chính địa
phương đôn đốc các cơ quan thương nghiệp trong địa phương làm tốt các khâu phân
phối lương thực, thực phẩm như quy định trong chỉ thị số 135-CP ngày 20-7-1966
và chỉ thị số 13-CP ngày 16-01-1968 của Hội đồng Chính phủ về việc tăng cường tổ
chức quản lý nhà ăn tập thể của công nhân, viên chức. Giải quyết tốt được các
việc trên sẽ giúp nữ công nhân, viên chức sau giờ làm việc được nghỉ ngơi đảm bảo
sức khỏe.
IV. PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ HIỆU LỰC
THI HÀNH.
Thông tư này thi hành chung cho
tất cả các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước từ cấp huyện trở lên (kể cả công tư hợp
doanh) và có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định chi tiết trong thông tư này
thay thế các quy định trước về chế độ miễn ca ba, miễn làm thêm giờ đối với phụ
nữ có thai, có con nhỏ trong thông tư số 23-LĐ/TT ngày 20-11-1957, giờ cho con
bú quy định trong thông tư số 16-LĐ/TT ngày 06-01-1957 và số 09-LĐ/TT ngày
05-3-1955, chế độ khi hành kinh và thời gian nghỉ đẻ quy định trong thông tư số
1061- LĐ/TT ngày 20-9-1956 và hướng dẫn thêm về thời gian nghỉ trước khi đẻ quy
định tại thông tư số 01-TT/LB của Liên bộ Lao động - Nội vụ ngày 23-01-1962.
Đối với khu vực tập thể (hợp tác
xã thủ công nghiệp, tiểu công nghiệp, nông nghiệp) đề nghị Ủy ban hành chính
các thành phố, tỉnh dựa vào thông tư này hướng dẫn thi hành từng bước, tùy theo
hoàn cảnh, khả năng mỗi loại cơ sở trước hết cần chú ý:
1. Phân công lao động hợp lý đối
với nữ xã viên, tránh những công việc quá nặng nhọc, đặc biệt độc hại.
2. Chăm lo cải thiện điều kiện
làm việc, đảm bảo yêu cầu thiết yếu về mặt vệ sinh phụ nữ, hướng dẫn rộng rãi
công tác vệ sinh kinh nguyệt, làm nhà tắm, nhà vệ sinh kinh nguyệt.
3. Hướng dẫn việc bảo vệ thai,
sinh đẻ có kế hoạch, tổ chức việc giữ trẻ.
4. Những nơi có điều kiện tổ chức
khám, chữa phụ khoa cho phụ nữ.
Ở mỗi đơn vị cơ sở, thủ trưởng
đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp lãnh đạo việc học tập, phổ biến nghị quyết số
31-CP ngày 08-3-1967 và thông tư liên bộ hướng dẫn thi hành nghị quyết số
31-CP. Tổ chức kiểm điểm việc thi hành các chính sách đối với lao động nữ trong
đơn vị mình, thấy rõ ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân, đề ra biện pháp thiết
thực có mức độ thời gian nhằm khắc phục những thiếu sót còn tồn tại, chấp hành
tốt các chính sách đối với lao động nữ.
Khi phổ biến, hướng dẫn thi hành
thông tư cần chú trọng kết hợp giáo dục sâu rộng trong cán bộ, công nhân, viên
chức, làm cho mọi người có chuyển biến mới trong nhận thức về vấn đề này, thấy
rõ đây là nhiệm vụ cách mạng chung, mọi người phải ra sức thực hiện tốt. Riêng
đối với chị em phụ nữ, cần làm cho mỗi người quán triệt sâu sắc tinh thần, nội
dung chính sách thấy được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đối với quần chúng
lao động nói chung, đối với lao động nữ nói riêng mà tăng thêm lòng tin tưởng,
phấn khởi, ra sức khắc phục khó khăn, tự mình có ý thức chấp hành tốt chính
sách, tự bảo vệ sức khỏe của mình để phục vụ sản xuất, chiến đấu.
Đề nghị các ngành quản lý ở
trung ương, các Ủy ban hành chính thành phố, tỉnh, các sở, ty lao động, y tế phổ
biến rộng rãi thông tư này và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thi hành.
Trong quá trình hướng dẫn thi hành thông tư, nếu có khó khăn, mắc mứu, đề nghị
các ngành, các địa phương phản ánh kịp thời cho Liên bộ biết.
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG
Bác sĩ Nguyễn Văn Tín
|
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Quỳ
|