Thông tư 95-TC/CN năm 1993 bổ sung về chế độ sử dụng vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 95-TC/CN
Ngày ban hành 11/11/1993
Ngày có hiệu lực 11/11/1993
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Phạm Văn Trọng
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Đầu tư,Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 95-TC/CN

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 1993

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 95-TC/CN NGÀY 11/11/1993 HƯỚNG DẪN BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỂM VỀ CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

I. VỀ VIỆC SỬ DỤNG VỐN ĐỂ THAM GIA CÁC LIÊN DOANH LIÊN KẾT KINH TẾ

- Các đơn vị kinh tế quốc doanh khi sử dụng vốn NSNN hoặc vốn tự bổ sung để:

1. Liên doanh với các đơn vị kinh tế trong nước: phải được sự đồng ý của cơ quan chủ quản cấp trên và phải báo cáo với cơ quan Tài chính cùng cấp;

2. Liên doanh với các tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam: phải được sự đồng ý của cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan Tài chính cùng cấp.

Trong trường hợp khi tham gia liên doanh, doanh nghiệp dùng tài sản (trang thiết bị, nhà cửa v.v...) đã được đánh giá lại theo cơ chế giá thị trường để góp vốn thì trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp cũng phải được điều chỉnh lại cho đúng với giá cả đã được đánh giá lại;

3. Liên doanh với các tổ chức kinh tế ngoài nước hoặc thành lập các xí nghiệp 100% vốn ngoài lãnh thổ Việt Nam, phải được cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan Tài chính cùng cấp đồng ý.

4. Mua cổ phần trong các Công ty cổ phần hoặc góp vốn thành lập các Công ty trách nhiệm hữu hạn phải được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.

- Trong các trường hợp này các đơn vị kinh tế vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước và chịu sự chỉ đạo, giám sát của cơ quan chủ quản và các cơ quan Tài chính.

- Các đơn vị kinh tế quốc doanh có vốn góp tham gia liên doanh với nước ngoài theo giấy phép đầu tư hoặc đưa vốn ra nước ngoài để kinh doanh, hoặc tham gia liên doanh trong nước theo quyết định của Bộ chủ quản hoặc UBND tỉnh, thành phố, bằng nguồn vốn ngân sách hoặc coi như ngân sách cấp, hoặc nguồn vốn tự bổ sung, đều phải có trách nhiệm báo cáo thường kỳ (quý và năm) với cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong liên doanh, việc bảo toàn và hiệu quả sử dụng vốn đã góp vào liên doanh, hoặc đưa ra nước ngoài sử dụng.

Trong các báo cáo quyết toán hàng năm của các doanh nghiệp Nhà nước có vốn góp tham gia liên doanh phải có phần giải trình về các nội dung nói trên và được duyệt y cùng với việc duyệt quyết toán hàng năm của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Nhà nước có vốn góp liên doanh phải chịu sự kiểm tra và giám sát của các cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính về các hoạt động liên doanh của mình và không được trì hoãn các báo cáo định kỳ với lý do các bên tham gia liên doanh không thực hiện.

Trên đây, Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm về hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước trong các liên doanh liên kết kinh tế trong và ngoài nước. Sau khi ban hành chính thức Luật doanh nghiệp Nhà nước sẽ có hướng dẫn bổ sung và hoàn chỉnh. Các trường hợp doanh nghiệp đã sử dụng vốn trái với qui định của Thông tư này thì doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính để có biện pháp xử lý theo từng trường hợp cụ thể.

II. VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÁC KHOẢN THU DO NHƯỢNG BÁN, THANH LÝ TSCĐ ĐỂ ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI DÂY TRUYỀN CÔNG NGHỆ, MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT

Thông tư số 82 TC/CN ngày 31/12/1991 của Bộ Tài chính đã hướng dẫn :

"Do yêu cầu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng và phát triển sản xuất, doanh nghiệp được chủ động thực hiện việc đổi mới thay thế TSCĐ, kể cả những tài sản cố định chưa hết thời hạn khấu hao trên nguyên tắc: bảo toàn được vốn, sử dụng vốn có hiệu quả cao hơn, không nhằm mục đích mua đi bán lại chênh lệch giá để ăn chia vào vốn".

Quyết định số 332/HĐBT ngày 23/10/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp đã qui định: "Số tiền nhượng bán, thu hồi do thanh lý TSCĐ phải gửi vào Ngân hàng Đầu tư và phát triển và chỉ được sử dụng để tái đầu tư TSCĐ".

Như vậy, toàn bộ số tiền thu hồi do nhượng bán và thanh lý TSCĐ để đầu tư thay thế đổi mới dây chuyền công nghệ, mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều phải gửi vào Ngân hàng Đầu tư và phát triển để sử dụng theo đúng mục đích. Nghiêm cấm các doanh nghiệp lấy chênh lệch giá giữa giá trị còn lại của TSCĐ hạch toán trên sổ sách và giá thực bán được đưa vào lãi để ăn chia.

Chỉ hạch toán vào lợi tức khác như Luật thuế lợi tức đã quy định (tại Điều 8, Chương II Luật thuế lợi tức) đối với các trường hợp có lãi do mục đích kinh doanh mua bán TSCĐ để thu lãi (tại các đơn vị kinh doanh mua bán vật tư tài sản) không nhằm mục đích đổi mới thay thế thiết bị đổi mới dây chuyền công nghệ, mở rộng và phát triển sản xuất tại các đơn vị đó.

Trường hợp nhượng bán, thanh lý TSCĐ là nhà cửa, kho tàng có quan hệ đến giá trị sử dụng của đất đai thì phần giá trị riêng của nhà cửa kho tàng được xử lý theo các qui định hiện hành như các TSCĐ khác. Riêng phần giá trị sử dụng của đất đai là tài sản quốc gia và thuộc vốn NSNN áp dụng theo các qui định riêng hiện hành của Nhà nước về đất đai.

III. VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÁC KHOẢN LÃI TIỀN VAY VÀ TIỀN GỬI

1. Trong đầu tư XDCB.

- Lãi về tiền vay NH và vay khác để đầu tư XDCB theo luận chứng đã được duyệt (do A vay) phát sinh trong quá trình đầu tư (chưa đưa công trình và SX và chưa có sản phẩm) thì được tính luôn toàn bộ vào giá trị công trình. Không phân biệt mức lãi vay cao hay thấp.

- Khi công trình đã được đưa vào sử dụng thì lãi tiền vay ngân hàng về đầu tư được tính vào giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.

Còn trường hợp lãi tiền vay khác của tập thể, cá nhân hoặc các tổ chức, doanh nghiệp khác (ngoài ngân hàng) thì chỉ tính vào giá thành sản phẩm phần lãi tương đương với mức lãi vay của ngân hàng (theo lãi suất vay trong hạn). Phần chênh lệch cao hơn (nếu có) so với mức lãi suất vay của ngân hàng được trừ vào lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp sau khi nộp đủ thuế lợi tức.

- Trong quá trình đầu tư nếu bên A có tiền gửi ngân hàng về đầu tư và có phát sinh lãi tiền gửi thì số lãi đó không thuộc diện nộp thuế lợi tức và được bổ sung nguồn vốn đầu tư tương ứng và quyết toán với cơ quan tài chính khi hoàn thành công trình.

- Lãi tiền vay ngân hàng và vay khác, lãi tiền gửi ngân hàng của các đơn vị kinh doanh xây lắp (bên B) trong quá trình đầu tư áp dụng như đối với các doanh nghiệp qui định ở Mục "2" dưới đây :

2. Trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ