Thông tư 940-DS năm 1961 về việc di chuyển mồ mả trên các ruộng đất được trưng dụng để xây dựng những công trình do Nhà nước quản lý do Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu 940-DS
Ngày ban hành 25/02/1961
Ngày có hiệu lực 12/03/1961
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Nội vụ
Người ký Tô Quang Đẩu
Lĩnh vực Bất động sản

BỘ NỘI VỤ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 940-DS

Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 1961 

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC DI CHUYỂN MỒ MẢ TRÊN CÁC RUỘNG ĐẤT ĐƯỢC TRƯNG DỤNG ĐỂ XÂY DỰNG NHỮNG CÔNG TRÌNH DO NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ

Kính gửi: Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh, khu vực Vĩnh Linh

Để đáp ứng nhu cầu xây dựng của Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã ra Nghị định số 151/TTg ngày 14 tháng 4 năm 1959 quy định thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất cần thiết cho việc xây dựng những công trình do Nhà nước quản lý.

Điều 8 của Nghị định số 151/TTg nói trên có nêu rõ:

“Trường hợp trên ruộng đất dùng vào việc xây dựng có những mồ mả cần dời đi nơi khác, thì cơ quan cần ruộng đất phải thông báo cho những người có mồ mã biết, định thời han cho họ dời mồ mả đi chỗ khác, và căn cứ vào tình hình cụ thể, phong tục tập quán của địa phương mà giúp cho họ một số tiền thích đáng làm phí tổn di chuyển. Nếu là mồ mả không có chủ, thì cơ quan cần dùng đất phải chịu trách nhiệm dời đi một cách chu đáo”

Thông tư Liên bộ số 1.424KH/TTLB ngày 06 tháng 7 năm 1959 của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành Nghị định số 151/TTg không đề cập đến thủ tục di chuyển mồ mả và biện pháp giúp đỡ những người có mồ mả trong các ruộng đất được trưng dụng theo quy định của điều 8 kể trên. Do đó, trong quá trình thi hành điều 8 về việc di chuyển mồ mả, mỗi địa phương làm một khác, nên đã có tình trạng như:

- Trước khi thông báo cho những người có mồ mả biết, cơ quan cần ruộng đất chưa bàn bạc với chính quyền địa phương để giải thích chủ trương, chính sách trong nhân dân, thành ra chính quyền không biết để giúp đỡ giải quyết những thắc mắc của nhân dân.

- Thời hạn phải dời mồ mả thường được ấn định quá ngắn (thường là 10 hay 15 ngày sau khi đăng báo), làm cho những người có mồ mả, nhất là những người ở xa, không có đủ thời giờ bố trí việc dời mồ mả đi chỗ khác.

- Những người có mồ mả thường được giúp đỡ một số tiền bình quân, hoặc có trường hợp không được giúp đỡ gì cả; một số cơ quan cần ruộng đất chưa quan tâm nghiên cứu hoàn cảnh của từng người có mồ mả phải di chuyển để có kế hoạch giúp đỡ một cách thiết thực.

- Không chú ý phân biệt các mồ lâu năm với mồ mới, mồ có chủ với mồ vắng chủ, mồ vô thừa nhận với mồ có chủ hiện ở miền Nam, mồ liệt sĩ v .v… để có biện pháp giải quyết từng trường hợp cho chu đáo.

Tình trạng trên đây đã ít nhiều đụng chạm đến tình cảm, phong tục, tập quán và tín ngưỡng của nhân dân, đã ảnh hưởng đến sinh hoạt làm ăn bình thường của nhân dân, trở ngại đến việc thực hiện chính sách trưng dụng ruộng đất để xây dựng các công trình kiến thiết cơ bản.

Để bổ cứu những thiếu sót trên, Bộ hướng dẫn và quy định một số điểm, chi tiết thi hành điều 8 của Nghị định số 151/TTg ngày 14 tháng 4 năm 1959 của Thủ tướng Chính phủ.

I. Đối với các mồ có chủ:

a) Thông báo: Sau khi được cơ quan có thẩm quyền quyết định việc trưng dụng ruộng đất duyệt y hồ sơ, cơ quan cần ruộng đất phải báo cho Ủy ban hành chính nơi có ruộng đất biết trong các thửa ruộng đất được trưng dụng có bao nhiêu mồ mả, và những loại mồ mả gì. Sau đó, cơ quan cần ruộng đất có nhiệm vụ thông báo bằng thư riêng cho những người có mồ mả biết ngày thi công, thông báo trên báo chí hằng ngày và niêm yết ở những nơi công cộng trong các xã lân cận nơi có  ruộng đất. Nếu những người có mồ mả ở xa, thì phải báo tin bằng thư bảo đảm. Lúc thông báo, cần nói rõ nơi đã chọn để chôn; những người có mồ mả có thể đến tận nơi quan sát trước khi tiến hành di chuyển mồ mả.

b) Thời hạn thông báo: Những người có mồ mả trên các ruộng đất được trưng dụng cần được báo trước một thời gian là hai tháng kể từ ngày gửi thông báo để họ có đủ thì giờ thụ xếp dời mổ mả đi chỗ khác.

Trường hợp khẩn cấp cần đảm bảo kịp thời và đủ diện tích cần thiết cho công trình xây dựng, thì cơ quan cần ruộng đất phải  xin Ủy ban hành chính, khu, thành phố hoặc tỉnh cho phép rút ngắn thời gian báo trước, nhưng không được rút ngắn dưới một tháng.

c) Cách giúp đỡ những người có mồ mã phải di chuyển:

Chọn địa điểm để chôn cất: Ủy ban hành chính xã phối hợp với cơ quan y tế địa phương mình và cơ quan cần ruộng đất chọn một nơi cao ráo, thoáng gió, xa nơi dân cư tập trung, bảo đảm giữ vệ sinh phòng bệnh lâu dài, không trở ngại cho việc phát triển sản xuất, để có thể làm nơi chôn cất vĩnh viễn, tránh tình trạng phải chôn đi, cất lại nhiều lần, gây tốn kém và phiền phức cho nhân dân và Nhà nước.

Sau khi chọn nơi để chôn, Ủy ban hành chính xã cần giới thiệu nơi ấy và giải thích cho những người có mồ mả trên các ruộng đất được trưng dụng hiểu rõ chủ trương, chính sách của Chính phủ về việc di chuyển mồ mả trên các ruộng đất được trưng dụng để kiến thiết cơ bản.

Giúp phương tiện hoặc tiền để cất bốc, di chuyển và chôn cất: Cơ quan cần ruộng đất liên hệ mật thiết với Ủy ban hành chính xã và các đoàn thể nhân dân nghiên cứu thật chu đáo hoàn cảnh của từng người có mồ mả và quy định cách giúp đỡ cho thiết thực: bằng phương tiện, hiện vật như xe cộ, quan khách, hoặc giúp tiền công đào huyệt v .v… Các khoản chi phí về việc này đều do cơ quan cần ruộng đất chịu. Đối với những người nghèo túng, xét ra không có khả năng dời mồ mả được, thì cơ quan ruộng đất chịu trách nhiệm dời đi một cách chu đáo, và phải báo trước ngày giờ tiến hành để người có mồ mả hoặc người đại diện có thể đến tại chỗ trong lúc bốc và lúc chôn.

2. Đối với các mồ mả vắng chủ:

Có thể có 2 trường hợp: một là người có mồ mả hiện vắng mặt (ở miền Nam, ở nước ngoài …) hai là những mồ mả mà, sau khi hết hạn thông báo, không có người nhận, hoặc có những mồ mả mà từ trước đến nay không ai biết chủ mồ là ai và ở đâu.

Đối với cả 2 trường hợp trên, cơ quan cần ruộng đất có trách nhiệm dời đi và phải làm những việc sau đây :

- Vẽ sơ đồ các mộ nói trên trước khi dời đi, và nếu xét cần, phải chụp ảnh những mộ này.

- Ghi những điểm cần thiết như họ, tên, tuổi, ngày chết, quê quán của  người chết, nơi đã chôn và tình trạng mồ trước lúc di chuyển, vào một sổ riêng lưu tại Ủy ban hành chính xã để sau này, khicó người hỏi, có thể cung cấp tài liệu cho họ.

- Xây lại mộ mới cho chu đáo.

- Nếu có bia cũ (hay thánh giá, cây thập tự) đã hư hỏng, thì phải làm bia mới, đồng thời giữ nguyên bia cũ để sau này chủ mộ có thêm bằng chứng xác minh mộ. Tất cả phí tổng cất bốc, di chuyển, chôn cất đều do cơ quan cần ruộng đất chịu, theo đúng tinh thần điều 8 của Nghị định số 151/TTg ngày 14 tháng 4 năm 1959 của Thủ tướng Chính phủ.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ