Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Thông tư 88-CP-1972 sửa đổi quy định về phân phối lợi nhuận và trích lập 3 quỹ trong Điều lệ tạm thời về phân phối lợi nhuận Xí nghiệp công nghiệp quốc doanh theo Nghị định 236-CP-1970 do Hội đồng Chính phủ ban hành

Số hiệu 88-CP
Ngày ban hành 02/05/1972
Ngày có hiệu lực 17/05/1972
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Hội đồng Chính phủ
Người ký Lê Thanh Nghị
Lĩnh vực Doanh nghiệp

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 88-CP

Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 1972 

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI VÀ BỔ SUNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN  VÀ TRÍCH LẬP 3 QUỸ TRONG ĐIỀU LỆ TẠM THỜI VỀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP QUỐC DOANH BAN HÀNH THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 236-CP NGÀY 10-12-1970

Điều lệ tạm thời về phân phối lợi nhuận xí nghiệp công nghiệp quốc doanh ban hành theo Nghị định số 226-CP của Hội đồng Chính phủ ngày 10-12-1970 đã được thí điểm ở một số xí nghiệp.

Trong quá trình thí điểm, điều lệ tạm thời về phân phối lợi nhuận đã có tác dụng đã có tác dụng thúc đẩy các xí nghiệp hoàn thành kế hoạch một cách toàn diện, trên cơ sở tăng sản lượng, sử dụng tốt công suất thiết bị, tăng năng suất lao động, tiết kiệm tiêu hao vật tư, bảo đảm và nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành mà tăng doanh lợi xí nghiệp, tăng tích lũy cho Nhà nước, nâng cao một bước chất lượng hạch toán kinh tế của xí nghiệp.

Cần phải bổ sung và sửa đổi một số điểm của bản điều lệ tạm thời để cho áp dụng thí điểm rộng ra đối với một số xí nghiệp khác, rút kinh nghiệm và tiến tới ban hành điều lệ chính thức.

Trong khi chờ đợi ban hành điều lệ chính thức thông tư này quy định một số điểm bổ sung và sửa đổi như sau:

1. Về quỹ khuyến khích phát triển sản xuất.

Nội dung sử dụng quỹ khuyến khích phát triển sản xuất được quy định ở điều 19 của điều lệ tạm thời cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và cả xây dựng cơ bản dưới hạn ngạch.

Nguồn trích lập quỹ này (theo điều 22), ngoài khoản xí nghiệp được trích từ lợi nhuận còn được phép trích từ khấu hao cơ bản (từ 20% đến 50%) để thành lập quỹ.

Trong quá trình thực hiện và thực tế tính toán, thấy rằng: quỹ khuyến khích phát triển sản xuất bảo đảm cả đầu tư xây dựng cơ bản dưới hạn ngạch là không thích hợp, quá tầm quyết định của xí nghiệp; vốn xây dựng cơ bản dưới hạn ngạch tương đối lớn, là khoản đầu tư phải được đưa vào kế hoạch Nhà nước và được quản lý một cách tập trung, hơn nữa thiết bị vật tư, lao động bảo đảm cho việc xây dựng cơ bản trong điều kiện của ta hiện nay phải do Nhà nước cân đối mới thực hiện được.

Còn về nguồn trích lập, nếu quỹ này còn được trích từ khấu hao cơ bản thì tác dụng đòn bẩy của lợi nhuận xí nghiệp sẽ bị hạn chế, vì bất kể xí nghiệp có hoàn thành kế hoạch lợi nhuận hay không cũng mặc nhiên được trích từ khấu hao cơ bản để lập quỹ. Làm như thế là không gắn quỹ này với kết quả doanh lợi của xí nghiệp.

Căn cứ những nhận xét trên, nay xác định lại tính chất, nội dung cách lập quỹ khuyến khích phát triển sản xuất như sau:

a) Quỹ khuyến khích phát triển sản xuất dùng cho việc hợp lý hóa sản xuất và cải tiến kỹ thuật, nhằm vào những công việc cụ thể sau đây:

- Cải tiến một phần máy móc, thiết bị, thay thế thiết bị cũ và mua thêm thiết bị lẻ; cải tiến nhỏ quy trình công nghệ sản xuất; bố trí sắp xếp lại dây chuyền sản xuất theo yêu cầu cải tiến kỹ thuật và hợp lý hóa sản xuất; nâng cao công suất máy móc thiết bị hoặc tăng thêm hiệu suất sử dụng máy và xây dựng nhỏ các công trình trực tiếp phục vụ hợp lý hóa sản xuất và cải tiến kỹ thuật;

- Mua sắm, chế tạo, thay đổi một bộ phận máy móc, thiết bị nhằm chế thử sản phẩm mới hoặc để sản xuất các mặt hàng bằng phế liệu;

- Mua sắm, chế tạo, thay đổi những máy móc, thiết bị nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm vệ sinh công nghiệp, bảo vệ an toàn lao động, xây dựng bổ sung các công trình bảo vệ an toàn cho máy móc thiết bị và công nhân.

b) Quỹ khuyến khích phát triển sản xuất được trích lập từ các nguồn sau đây:

- Trích từ lợi nhuận xí nghiệp (kể cả lợi nhuận sản xuất mặt hàng bằng phế liệu);

- Toàn bộ số thu về bán những tài sản cố định thải loại.

Ngoài hai nguồn trên, nếu thấy cần thiết, xí nghiệp sẽ vay Ngân hàng Nhà nước về tín dụng cải tiến kỹ thuật và hợp lý hóa sản xuất theo chế độ quy định.

c) Mức trích lập hàng năm của quỹ khuyến khích phát triển sản xuất được tính theo một tỷ lệ phần trăm quy định trên toàn bộ giá trị tài sản cố định tính theo nguyên giá của xí nghiệp, làm số cơ bản được trích.

Dựa vào số cơ bản, mức trích lập quỹ khuyến khích phát triển sản xuất tăng hay giảm còn tùy thuộc vào mức doanh lợi xí nghiệp, cứ một phần trăm (1%) mức doanh lợi tăng hoặc giảm sẽ cộng (+) hoặc trừ (-) một tỷ lệ phần trăm nhất định vào số cơ bản; tỷ lệ này do Bộ Tài chính quy định.

Mức doanh lợi xí nghiệp (%)

=

Lợi nhuận

x 100

Vốn lợi nhuận

(Lợi nhuận là toàn bộ các khoản lãi sau khi đã trừ các khoản lỗ. Vốn sản xuất là nguyên giá toàn bộ tài sản cố định cộng (+) toàn bộ giá trị tài sản lưu động định mức, trừ (-) vốn vay ngân hàng).

Trong năm đầu tiên thực hiện điều lệ này thì so sánh mức doanh lợi thực tế với mức doanh lợi kế hoạch và từ năm thứ hai trở đi thì so sánh mức doanh lợi thực tế năm kế hoạch với mức doanh lợi thực tế năm trước.

d) Tỷ lệ phần trăm (%) trên toàn bộ giá trị tài sản cố định để xác định mức trích lập cơ bản của quỹ khuyến khích phát triển sản xuất theo từng loại xí nghiệp giao cho Bộ Tài chính quy định.

đ) Trường hợp xí nghiệp có điều kiện hoàn thành kế hoạch trích quỹ khuyến khích phát triển sản xuất, nhưng cần vốn để sử dụng trước, thì được phép vay Ngân hàng Nhà nước và dùng quỹ khuyến khích phát triển sản xuất để trả, khi đã trích đủ theo chế độ.

[...]