Thông tư 436-TTg năm 1958 quy định trách nhiệm, quyền hạn và tổ chức của các cơ quan chính quyền trong việc giải quyết các loại thư khiếu nại, tố giác (gọi tắt là thư khiếu tố) của nhân dân do Phủ Thủ Tướng ban hành
Số hiệu | 436-TTg |
Ngày ban hành | 13/09/1958 |
Ngày có hiệu lực | 28/09/1958 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Phủ Thủ tướng |
Người ký | Phạm Văn Đồng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Thủ tục Tố tụng |
PHỦ
THỦ TƯỚNG |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 436-TTg |
Hà Nội, ngày 13 tháng 09 năm 1958 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Kính gửi: |
- Các Bộ, |
Nghiên cứu và giải quyết các việc khiếu nại và tố giác của nhân dân là một trách nhiệm quan trọng của tất cả các cơ quan Nhà nước các cấp trước nhân dân. Giải quyết tốt, kịp thời thư khiếu tố của nhân dân là biểu thị tinh thần phụ trách của các cơ quan Nhà nước trước nhân dân, là thiết thực bảo đảm quyền tự do dân chủ của nhân dân, thỏa mãn những yêu cầu thiết thân của nhân dân; nhờ đó, mối liên hệ giữa Nhà nước và nhân dân sẽ được tăng cường.
Việc nghiên cứu và giải quyết thư khiếu tố của nhân dân còn có tác dụng giúp chính quyền nắm tình hình chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kịp thời uốn nắn những lệch lạc, sai lầm của cán bộ và cơ quan Nhà nước, và bổ sung chủ trương, chính sách v.v…
Nhưng hiện nay việc giải quyết thử khiếu tố chưa được coi trọng đúng mức, phần lớn thư khiếu tố không được xét, nhiều quyền lợi chính đáng của nhân dân nên trong thư chưa được giải quyết thỏa đáng. Tình trạng này gây trở ngại cho công việc làm ăn của nhân dân, có ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân.
Tình trạng ấy do các nguyên nhân sau đây:
1) Nhiều cán bộ phụ trách các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương chưa có ý thức đầy đủ về trách nhiệm giải quyết các loại thư khiếu tố của nhân dân, xem nhẹ dư luận của nhân dân, xem nhẹ quyền lợi chính đáng của nhân dân, thậm chí còn có cán bộ tìm cách ngăn cản nhân dân và cán bộ cấp dưới khiếu nại, tố giác. Một số cơ quan cấp dưới lại bảo thủ, không chịu thi hành theo tinh thần cấp trên đã giải quyết.
2) Trong các cơ quan Nhà nước, nhiều nơi chưa có tổ chức phân công cán bộ phụ trách công tác này, có nơi đã có tổ chức chung cán bộ còn lúng túng trong một số vấn đề về trách nhiệm, về chế độ công tác, về phương pháp và lề lối làm việc.
3) Từ ngày hòa bình lập lại, cách mạng đã biến chuyển sang giai đoạn mới, có nhiều chủ trương chính sách mới chưa được cán bộ và nhân dân thật thông suốt, nên việc giải quyết một số thư khiếu tố còn gặp nhiều khó khăn.
Thông tư này nêu lên những nguyên tắc về quyền hạn và nhiệm vụ của nhân dân trong việc khiếu tố và những nguyên tắc về trách nhiệm và tổ chức phụ trách của các cơ quan hành chính và cơ quan chuyên môn các cấp, các ngành về việc nghiên cứu và giải quyết các loại thư khiếu tố của nhân dân.
I. - QUYỀN HẠN VÀ NHIỆM VỤ CỦA NHÂN DÂN TRONG VIỆC KHIẾU TỐ
Nhân dân có quyền trực tiếp đến khiếu tố hoặc gửi thư khiếu tố đến các cơ quan Nhà nước, từ Ủy ban Hành chính xã đến Chính phủ trung ương để bày tỏ những thắc mắc và nguyện vọng của mình, phát giác những sai lầm, thiết sót của cán bộ hoặc của các cơ quan Nhà nước, góp ý kiến xây dựng, chính sách, tổ chức, và lề lối làm việc để dần dần cải tiến công tác Nhà nước.
Không một cơ quan nào hoặc cán bộ, nhân dân nào được đe dọa, ngăn cản nhân dân, cán bộ, bộ đội, nhân viên cấp dưới gửi thư khiếu tố, hoặc trực tiếp đến cơ quan cấp trên để khiếu tố.
Đồng thời cũng không một người nào được lợi dụng quyền khiếu tố để cố ý xuyên tạc các chủ trương, chính sách, đả kích cán bộ và cơ quan, bôi nhọ chế độ của ta, chia rẽ nhân dân và chính quyền, nhân dân và bộ đội.
II. - MỘT SỐ NGUYÊN TẮC PHÂN ĐỊNH TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT THƯ KHIẾU TỐ
Căn cứ tinh thần các Nghị định số 724-TTg ngày 01 tháng 04 năm 1956 và số 1194-TTg ngày 26 tháng 12 năm 1956 của Thủ tướng phủ, việc giải quyết các thư khiếu tố chủ yếu là phải do các Bộ, các Ủy ban Hành chính địa phương và các cơ quan chuyên môn ở trung ương và ở địa phương tự phụ trách lấy, Ban Thanh tra các cấp, các ngành có nhiệm vụ giúp cơ quan chính quyền trung ương và địa phương cùng cấp giải quyết.
1) Trách nhiệm giải quyết các vụ khiếu nại hoặc tố giác chủ yếu thuộc về cơ quan nơi phát sinh vấn đề và trước hết là trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan. Trường hợp toàn thể cơ quan hoặc thủ trưởng cơ quan bị khiếu tố thì cơ quan cấp trên có trách nhiệm xét và giải quyết.
Trường hợp nhân dân khiếu tố lên cấp trên thì tùy tính chất của vấn đề và tùy từng trường hợp cụ thể, cấp trên có thể tiến hành điều tra và giải quyết, hoặc chuyển đến cơ quan nơi phát sinh vấn đề để giải quyết.
2) Các Bộ, các Ủy ban Hành chính các cấp có trách nhiệm:
- Xét và giải quyết (hoặc đề nghị cấp trên giải quyết nếu mình không đủ thẩm quyền giải quyết) tất cả các vụ khiếu tố gửi đến Bộ và Ủy ban, hoặc do đương sự đến trình bày trực tiếp với Bộ, với Ủy ban;
- Theo dõi, nhắc nhở các cơ quan thuộc quyền lãnh đạo của mình xét và giải quyết các vụ khiếu tố gửi đến hoặc do đương sự đến trực tiếp trình bày với cơ quan.
3) Đối với các loại thư yêu cầu xét lại các án hình sự, dân sự, đã được chung thẩm, thì Tòa án tối cao xét và giải quyết.
Để đảm bảo việc nghiên cứu và giải quyết thư khiếu tố cho nhân dân được tốt, nay tạm thời quy định tổ chức xét thư khiếu tố tại Ủy ban Hành chính các cấp và tại các cơ quan Nhà nước như sau:
- Ở các cấp khu, thành phố và tỉnh, Ủy ban cần phân công một Ủy viên phụ trách; giúp việc cho Ủy ban có Ban Thanh tra cùng cấp.
- Ở cấp huyện, châu, thị xã, xã, Ủy ban Hành chính phân công một Ủy ban phụ trách.