Thông tư 39-TC/CTN năm 1990 hướng dẫn Quyết định 268/CT về đăng ký và hoạt động của các tổ chức làm kinh tế do các cơ quan hành chính và các đoàn thể thành lập do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 39-TC/CTN
Ngày ban hành 27/08/1990
Ngày có hiệu lực 27/08/1990
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Hoàng Quy
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 39-TC/CTN

Hà Nội, ngày 27 tháng 8 năm 1990

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 39-TC/CTN NGÀY 27 THÁNG 8 NĂM 1990 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH HĐBT SỐ 268/CT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC LÀM KINH TẾ DO CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH VÀ CÁC ĐOÀN THỂ THÀNH LẬP

Ngày 30 tháng 7 năm 1990 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 268/CT về việc đăng ký và hoạt động của các tổ chức làm kinh tế do các cơ quan hành chính và các đoàn thể thành lập.

Thi hành Điều 7 của Quyết định này, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Quyết định số 268/CT như sau:

I- ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. Đối tượng áp dụng.

- Theo Điều 1 Quyết định số 268/CT của Chủ tịch HĐBT, các tổ chức làm kinh tế do các cơ quan hành chính và các đoàn thể thành lập khi hoạt động kinh doanh phải có giấy phép kinh doanh và đăng ký nộp thuế, bao gồm: Các tổ chức làm kinh tế do các cơ quan hành chính, các Viện nghiên cứu khoa học, các trường học, các bệnh viện, các trạm trại của các cơ quan sự nghiệp kinh tế các đoàn thể chính trị - xã hội, các hội quần chúng theo nghề nghiệp... lập ra; không phân biệt về hình thức tổ chức và tính chất kinh doanh.

Các đơn vị thanh niên xung phong làm kinh tế thì thực hiện theo chỉ thị số 259/CT ngày 12/7/1990 của Chủ tịch HĐBT; nhưng vẫn phải xin cấp giấy phép kinh doanh và đăng ký nộp thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này.

- Những trường hợp dưới đây thì không coi là "Tổ chức làm kinh tế" nên không phải xin cấp giấy phép kinh doanh và không phải đăng ký nộp thuế:

+ Hoạt động căng tin trong các cơ quan, đoàn thể, xí nghiệp công nông lâm trường đi mua hàng về bán cho cán bộ trong cơ quan, đơn vị; hay tổ chức bếp ăn tập thể phục vụ ăn trưa, ăn giữa ca cho cán bộ, công nhân trong cơ quan, đơn vị, hoặc phục vu khách đến làm việc.

+ Các xưởng trường phục vụ cho giảng dạy và học tập trong các trường học.

+ Các hoạt động nghiên cứu, thí nghiệm.

+ Các tổ chức làm kinh tế thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ sẽ có quy định riêng.

2- Các tổ chức làm kinh tế (nói ở điểm 1 trên đây) được phép sản xuất, kinh doanh những ngành nghề, mặt khác, (kể cả những ngành nghề; mặt hàng kinh doanh cần có giấy phép riêng), thì phải thực hiện theo Nghị định số 28/HĐBT ngày 9/3/1998 của Hội đồng Bộ trưởng về chính sách đối với các đơn vị kinh tế tập thể sản xuất công nghiệp dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải, và Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng số 193/HĐBT, ngày 23 tháng 12 năm 1988 về kinh doanh thương mại và dịch vụ ở thị trường trong nước. Trường hợp kinh doanh xuất nhập khẩu và du lịch thì phải chấp hành đầy đủ các chính sách quản lý xuất nhập khẩu của Nhà nước và theo sự hướng dẫn của Bộ Thương nghiệp.

3- Điều 3 của Quyết định số 268/CT qui định: “Các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước không được tổ chức các dịch vụ có liên quan trực tiếp đến chức năng kiểm tra, xét xử của bản thân cơ quan ngành đó”. Như vậy một số cơ quan sẽ không được tổ chức kinh doanh một số hoạt động dịch vụ, thí dụ như:

- Các cơ quan toà án, viện kiểm soát không được tổ chức các dịch vụ về khiếu tố, khiếu nại, kháng án...

- Các cơ quan Hải quan không được tổ chức các dịch vụ về kê khai, kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu và kê khai, kiểm tra xuất nhập cảnh.

- Các cơ quan thuế không được tổ chức các dịch vụ về xin cấp giấy phép kinh doanh, kê khai tính thuế và xin xét giảm thuế, miễn thuế.

- Các cơ quan kiểm lâm không được tổ chức các dịch vụ về xin phép khai thác tài nguyên rừng.

- Các cơ quan thuộc Bộ Thương nghiệp và Uỷ ban nhân dân các cấp không được tổ chức các dịch vụ về xin cấp cô-ta, xin cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.

- v.v...

4. Điều 2 của Quyết định số 268/CT đã xác định rõ: Các tổ chức làm kinh tế nói ở điểm 1 nêu trên là thuộc loại hình kinh tế tập thể của các đoàn thể và của tập thể cán bộ, nhân viên cơ quan hành chính, chứ không phải là tổ chức kinh tế quốc doanh. Vì vậy, việc xét cấp giấy phép kinh doanh, đăng ký nộp thuế, các quan hệ về sở hữu tài sản, quan hệ Tài chính, chính sách chế độ nộp thuế v.v... sẽ thực hiện theo đúng những quy định hiện hành của Nhà nước đối với các tổ chức kinh tế tập thể.

II- VỀ XÉT CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH

Theo quy định tại Điều 5 của Quyết định số 268/CT thì tất cả các tổ chức làm kinh tế chỉ sau khi được cấp giấy phép kinh doanh bao gồm: giấy phép kinh doanh, giấy đăng ký nộp thuế và con dấu của ngành nội vụ mới được hoạt động, nếu thiếu một trong 3 điều kiện trên thì coi như phạm pháp và sẽ bị xử lý theo những quy định hiện hành.

Căn cứ Điều 2, Điều 4, Điều 5 của Quyết định 268CT, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc thực hiện như sau:

1- Để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên lãnh thổ và phù hợp với tình hình hiện nay thì Uỷ ban nhân dân các quận, huyện là cơ quan duyệt quyết định việc cấp giấy phép kinh doanh cho tất cả các tổ chức làm kinh tế, dịch vụ ghi ở Điều 1 của Quyết định 268/CT của Hội đồng Bộ trưởng; cơ quan thuế quận, huyện làm thường trực các ngành chủ quản là thành viên giúp Uỷ ban nhân dân quận, huyện xét và cấp giấy phép kinh doanh. Sau khi được Uỷ ban nhân dân quận, huyện duyệt, cơ quan thuế trực tiếp cấp giấy phép kinh doanh cho từng tổ chức làm kinh tế.

Riêng đối với những trường hợp sau đây thì do cơ quan thuế tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương xét cấp giấy phép kinh doanh:

- Cơ sở kinh doanh xuất nhập khẩu

[...]