Thông tư 39/2012/TT-BNNPTNT về danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 39/2012/TT-BNNPTNT
Ngày ban hành 13/08/2012
Ngày có hiệu lực 27/09/2012
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Bùi Bá Bổng
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu,Tài nguyên - Môi trường,Thể thao - Y tế

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/2012/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 13 tháng 08 năm 2012

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH DANH MỤC VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT PHẢI PHÂN TÍCH NGUY CƠ DỊCH HẠI TRƯỚC KHI NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 36/2001/PL-UBTVQH10 được Chủ tịch nước công bố ngày 08 tháng 8 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 02/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về Kiểm dịch thực vật;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam như sau:

Điều 1. Ban hành danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam (dưới đây gọi tắt là vật thể), bao gồm:

1. Cây và các bộ phận của cây còn sống được sử dụng để trồng trọt;

2. Quả tươi;

3. Cỏ và hạt cỏ các loại;

4. Sinh vật có ích và sinh vật sống khác có nguy cơ gây hại tài nguyên thực vật;

5. Gỗ tròn, gỗ xẻ chưa qua xử lý kiểm dịch thực vật;

6. Các vật thể khác có nguy cơ cao mang theo dịch hại thuộc diện điều chỉnh của Việt Nam.

Điều 2. Các vật thể quy định tại Điều 1 nêu trên phải phân tích nguy cơ dịch hại khi vật thể nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam;

2. Có xuất xứ mới;

Điều 3. Các vật thể quy định tại Điều 1 nêu trên phải xem xét và đánh giá lại kết quả phân tích nguy cơ dịch hại đã có khi vật thể nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Có bằng chứng khoa học và thực tế về sự bùng phát dịch hại kiểm dịch thực vật hoặc dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam trên vật thể tại nước xuất khẩu;

2. Phát hiện dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam trên vật thể nhập khẩu hoặc dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam trên giống cây nhập khẩu;

3. Nước xuất khẩu đưa ra biện pháp quản lý dịch hại mới.

Điều 4. Các vật thể khác không quy định tại Điều 1 nêu trên, khi nhập khẩu nếu bị phát hiện thấy có dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam thì phải tiến hành phân tích nguy cơ dịch hại.

Điều 5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định miễn phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể trong trường hợp đặc biệt.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 9 năm 2012.

2. Thông tư này bãi bỏ Quyết định­ số 34/2007/QĐ-BNN-BVTV ngày 23 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức cá nhân cần kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Bảo vệ thực vật) để xem xét, giải quyết./.

 

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ