NHÓM
I
Ghi
cho bộ máy của nhà trường
Tiền lương chính trả cho các
giáo viên và nhân viên công tác ở nhà trường, theo chế độ tiền lương Nhà nước
quy định.
Không tính vào đây:
Lương của giáo viên được điều động về làm công tác hành chính hoặc nghiên cứu
ở cơ quan giáo dục các cấp: tiền lương và phụ cấp của những giáo viên này do
cơ quan sử dụng đài thọ.
1. Phụ cấp khu vực: Áp
dụng cho các vùng có phụ cấp khu vực theo quy định hiện hành (Lương chính
nhân với (X) % phụ cấp khu vực địa phương ).
2. Phụ cấp dạy thêm giờ
(hoặc thêm lớp): Tiền phụ cấp trả cho giáo viên phải dạy thêm giờ (hoặc thêm
lớp) vượt quá số giờ (số lớp) đã phân công cho người giáo viên đó theo đúng
quy định hiện hành.
3. Trợ cấp thôi việc:
Tiền trợ cấp cho giáo viên, nhân viên nhà trường được giải quyết cho thôi việc
theo chế độ quy định.
4. Phụ cấp hiệu trưởng, hiệu
phó: Đối với giáo viên được cử chính thức làm hiệu trưởng, hiệu phó nhưng
còn hưởng lương giáo viên thì được hưởng một khoản phụ cấp chức vụ tính theo
tỷ lệ % trên cơ sở lương chính, không tính phụ cấp khu vực:
- Hiệu trưởng trường nhỏ,
trung bình, lớn, hưởng:6%-8% hoặc 10% lương chính;
- Hiệu phó trường nhỏ, trung
bình, lớn hưởng: 4%-6% hoặc 8% lương chính.
5. Phụ cấp khác về lương:
1. Tiền thuê nhà, điện nước, vệ
sinh cho giáo viên, nhân viên nhà trường ở tập thể, nếu có (còn tiền thu về
tiền nhà, điện, nước do giáo viên, nhân viên nhà trường đóng thì ghi thu vào
ngân sách theo chế độ hiện hành)
Căn cứ vào tiêu chuẩn đã quy định
về điện, nước … để tính số chi này.
2. Trợ cấp nhà ăn tập thể cho
giáo viên, nhân viên nhà trường ở nhà ăn
tập thể theo tiêu chuẩn 3đ/1
người/1 tháng ở Hà nội, nội thành Hải phòng các khu công nghiệp tập trung và
các địa phương có phụ cấp khu vực từ 10% trở lên. Còn các địa phương khác:
2đ80/1 người/ 1 tháng (không cấp cho những người ăn ở gia đình).
Cách tính: mức trợ cấp đầu người,
nhân với (X) số người ăn ở nhà tập thể.
3. Trợ cấp con: Số con trong
diện được trợ cấp 5đ.
Cách tính: 5đ X 12 tháng X số
con trong diện được cấp.
4. Tiền tàu xe cán bộ đi nghỉ
phép: Tiền trợ cấp về tàu xe cho cán bộ đi nghỉ phép năm như đối với cán bộ,
công nhân, viên chức nói chung theo chế độ hiện hành (khác với chế độ công
phí).
Cách tính: mức chi bình quân
theo đầu người của năm trước nhân với (X) số công nhân, viên chức bình quân
năm.
5. Trợ cấp khó khăn cho cán bộ
và gia đình theo chế độ quy định: Đối tượng để xét trợ cấp khó khăn là các
giáo viên, nhân viên nhà trường đã công tác thường xuyên, liên tục từ 1 năm
trở lên có khó khăn trong đời sống.
Cách tính: số công nhân, viên
chức bình quân cả năm X 5đ.
6. Phụ cấp mua vải theo giá
bán lẻ: Số công nhân, viên chức bình quân năm X 3đ60.
- Thuốc phòng gồm có các loại
thuốc thông thường để nhà trường dùng làm túi thuốc cấp cứu chung cho toàn
trường;
- Tiền thuốc và bồi dưỡng theo
đơn cho giáo viên, nhân viên nhà trường theo quy định hiện hành;
- Chi phí về khám và chữa bệnh
phụ khoa cho nữ giáo viên, nhân viên nữ.
- Tiền trích 3,7% quỹ lương để
nộp cho quỹ bảo hiểm xã hội;
- Tiền trích 1% quỹ lương để nộp
cho quỹ hưu trí.
- Tiền trợ cấp đi đường cho
cán bộ và gia đình khi thuyên chuyển công tác đến miền rừng núi, biên giới, hải
đảo.
- Các giáo viên công tác ở
vùng rẻo cao, biên giới, hải đảo được cấp 1 áo bông, giáo viên dạy ở vùng cao
được cấp 1 chăn bông không phải trả tiền và phiếu vải, theo hạn sử dụng đã
quy định.
NHÓM
2
Chi
về giảng dạy và học tập
1. Chi về việc mua sắm sách
giáo khoa theo tiêu chuẩn:
- Giáo viên giảng dạy bộ môn
nào thì được nhà trường cho mượn sách giáo khoa về môn ấy.
- Mỗi trường tuỳ theo cấp học
được trang bị một bộ sách giáo khoa về các môn học. Ngoài sách giáo khoa của
cấp mình, mỗi trường được cấp thêm 2 bộ sách giáo khoa của 2 cấp kia. Riêng
trường cấp III lại được trang bị thêm một số sách đại học cần thiết.
Thời gian sử dụng: 3 năm và do
nhà trường thống nhất quản lý làm tủ sách dùng chung của nhà trường.
2. Chi về việc mua sách, báo
tham khảo là những loại sách, báo cần thiết, bổ sung kiến thức cho sách giáo
khoa, có tác dụng giúp giáo viên tự bồi dưỡng nghiệp vụ.
Thời gian sử dụng tổi thiểu 6
năm và cũng do nhà trường quản lý để dùng chung cho toàn trường.
3. Chi về việc mua báo chí
dùng chung cho nhà trường theo tiêu chuẩn:
- Mỗi trường được mua một tờ
báo Nhân dân hàng ngày ở trung ương và một tờ báo ở địa phương, dùng làm tài
liệu tham khảo về thời sự cho tất cả giáo viên của nhà trường. Riêng đối với
một số tỉnh miền núi, ngoài 2 loại báo nói trên, có nơi còn có tờ báo của Khu
tự trị.
- Ngoài kinh phí Nhà nước, nhà
trường được trích quỹ lao động sản xuất của nhà trường để mua thêm sách, báo
cần thiết cho tủ sách của nhà trường theo thông tư số 17-TT ngày 30-8-1971 của
Bộ Giáo dục.
1. Giấy, bút, dầu đèn (nơi
không có điện) dùng cho giáo viên soạn bài, chấm bài như:
- Bút mực…
- Giấy để soạn giáo án, địa
phương nào tổ chức in giáo án mẫu cho giáo viên thì chi phí về giấy in và mực
in trong các tháng học.
Đối với nơi nào xét cần thiết
phải soạn bài, chấm bài ngoài giờ thì được chi thêm về dầu thắp.
2. Phấn viết bảng gồm phấn trắng,
phấn mầu dùng cho giáo viên lên lớp tuỳ theo cấp học trong các trường học.
3. Chi phí về việc mua sắm, vật
liệu tiêu hao dùng để thí nghiệm, thực hành ở vườn trường, xưởng trường cũng
như ở phòng thí nghiệm và các đồ dùng dạy học tự làm (quy định trong từng cấp
học trong những tháng học).
Để góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện, căn cứ vào chương trình học của từng môn học ở các cấp học
phổ thông, các trường phải mua sắm các loại nguyên liệu, vật liệu, một số dụng
cụ cần thiết khác để làm các thí nghiệm hoặc thực hành và số đồ dùng dạy học
tự làm đã được Bộ Giáo dục quy định.
Ngoài khả năng của các trường
tự sưu tầm và ngoài việc nhà trường được trích quỹ lao động sản xuất để mua sắm
thêm như thông tư số 17-TT ngày 30-8-1971 của Bộ Giáo dục đã quy định, các
trường được dự trù kinh phí theo tiêu chuẩn sau đây:
Cấp I: 7đ20/ 1 lớp học trong 1
năm học
Cấp II: 21đ50/ - nt –
Cấp III: 45đ00/ - nt –
Để bảo đảm sử dụng kinh phí
đúng mục đích đã định nhằm khắc phục tình trạng “dạy chay” như hiện nay ở một
số địa phương, hiệu trưởng các trường không được bớt xén số kinh phí này hoặc
đem số kinh phí đó còn thừa dùng cho các công việc khác như chi về hành chính
- quản lý…
Cơ quan giáo dục các cấp ở địa
phương có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên việc sử dụng tiêu chuẩn tối
thiểu chi về tiêu hao thí nghiệm và tự làm đồ dùng dạy học nói trên trong định
mức chi về giảng dạy, học tập.
Bộ Giáo dục sẽ hướng dẫn kỹ
càng nội dung cụ thể và cách thực hiện các tiêu chuẩn chi tiêu về tiêu hao
cho thí nghiệm, thực hành và tự làm đồ dùng dạy học ở loại trường khác nhau.
Việc mua sắm đồ dùng dạy học bổ
sung, thay thế theo tiêu chuẩn đã quy định thì ghi vào nhóm chi 5 dưới đây.
Do đó, không tính vào đây:
các đồ dùng dạy học thuộc loại mặt hàng mà việc chế tạo, sản xuất đòi hỏi
kỹ thuật cao, do cơ quan giáo dục tập trung đặt làm và phân phối theo kế hoạch
như một số loại tranh, ảnh, bản đồ, mô hình, quả địa cầu, thiết bị về lý,
hoá…
4. Trang phục cho giáo viên thể
dục, thể thao: các giáo viên chuyên trách môn thể dục thể thao ở cấp I, cấp
II được cấp phát theo tiêu chuẩn, không phải trả tiền và phiếu vải như sau
đây:
- 3 năm: 1 quần và 1 áo rét dệt
kim Đông xuân.
- 1 năm: 2 áo may ô mùa nực.
- 2 năm: 1 quần kaki Nam
định
- 1 năm: 2 đôi giầy vải và 2
đôi bít tất sợi.
5. Chi về hoạt động thể dục,
thể thao gồm có: các loại bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá…, chi về tổ chức văn
nghệ, thể dục, thể thao trong và ngoài nhà trường. Nội dung hoạt động nói
trên nhằm phục vụ cho đời sống văn hoá, vui chơi, giải trí, rèn luyện thân thể
của học sinh tuỳ theo lứa tuổi, góp phần giáo dục toàn diện.
Các hoạt động văn hoá,
giải trí câu lạc bộ của nhân viên nhà trường do công đoàn nhà trường chịu
trách nhiệm.
Chi về mua phần thưởng, in giấy
khen… để thưởng cho học sinh vào cuối năm học.
NHÓM
3
Chi
về hành chính - quản lý
1. Chi về vật liệu văn phòng
như sổ sách, các loại giấy tờ dùng chung cho việc quản lý chung toàn trường
cũng như ở các lớp học bao gồm:
- Giấy, bút, mực, thước, lịch
treo tường, các loại phấn dùng ở văn phòng.
- Các loại sổ sách dùng trong
công tác quản lý nhà trường cũng như ở từng lớp học, trừ 3 loại sổ do quỹ lao
động sản xuất chi (theo thông tư 17-TT ngày 30-8-1971 của Bộ Giáo dục)
- Trường hợp nhà trường đã được
trang bị máy chữ thì được sử dụng các loại vật liệu để đánh máy chữ…
Riêng về giấy, bút, mực… dùng
cho giáo viên soạn bài, chấm bài và phần lên lớp đã quy định ở phần chi
về giảng dạy, học tập.
2. Chi về việc trả tiền điện,
nước máy ở nơi có điện, nước, phục vụ trực tiếp cho các trường phổ thông.
Chú ý: không tính vào
đây tiền chi về điện nước cho các cơ quan khác, ngoài nhà trường phổ thông, đến
mượn cơ sở của nhà trường để làm việc, hội họp, học tập… hoặc dùng cho khu tập
thể công nhân viên hoặc dùng cho hộ nhân dân ở trong khu vực nhà trường.
Đối với trường ở khu vực chưa
có điện, nước máy thì chi về trả tiền dầu, đèn dùng trong công việc chung của
nhà trường như làm việc ở văn phòng, hội họp công nhân viên toàn trường vào
buổi tối. Riêng đối với miền núi còn chi về dầu đèn cho học sinh ở nội trú.
Ngoài ra, còn chi về trả tiền
thuê nhà để dùng làm lớp học, nếu có, và chi phí về phí tổn vệ sinh chung.
3. Tiền tem gửi công văn, tiền
thuê bao điện thoại, nếu nhà trường đã được trang bị điện thoại, kể cả chi
phí sữa chữa điện thoại.
4. Chi về mua sắm dụng cụ, đồ
dùng chung cho nhà trường như đồ dùng tiếp khách: ấm, chén, phích, thùng đựng
nước… và các loại dụng cụ dùng làm vệ sinh chung cho nhà trường.
5. Chi về khen thưởng thi đua
cho giáo viên theo tiêu chuẩn 2đ/1 người/1 năm.
6. Là khoản tiền mà Nhà
nước trả cho công nhân viên chức chi phí mỗi khi đi công tác theo quyết định
của hiệu trưởng trong trường hợp cần thiết. Mức chi về công tác phí phụ thuộc
vào việc quản lý lao động.
7. Chi khác về hành chính - quản
lý:
- Nước uống cho công nhân,
viên chức theo tiêu chuẩn quy định (không phát tiền riêng cho từng người).
- Tổ chức các buổi lễ khai giảng,
bế giảng, 20-11 (nước uống, khẩu hiệu…, trang trí phòng học);
- Tổ chức các cuộc họp phụ
huynh hoặc tiếp khách đến làm việc (nước uống).
- Chi phí về việc vận chuyển đồ
đạc, dụng cụ… trong trường hợp cần thiết.
- Riêng đối với miền núi, còn
có chi về việc tiếp đón gia đình đến thăm theo chế độ quy định: giáo
viên, nhân viên nhà trường có gia đình đến thăm (chồng, bố mẹ đẻ, anh chị em
ruột và con), không phải là cán bộ, bộ đội có lương được chi phí 0đ80/1ngày/1
người (tối đa 3 người) thời gian nhiều nhất là 7 ngày, với điều kiện thời
gian đi đường trên nữa ngày.
NHÓM
4
Chi
về tu bổ, sửa chữa thường xuyên nhà trường
Chi về việc mua sắm vật liệu để
tự sửa chữa hay thuê nhân công sửa chữa thường xuyên như:
- Dọi mái, sửa chữa cửa, khoá.
- Quét vôi, sơn cửa định kỳ
- Sơn lại bảng đen.
- Sửa chữa đồ đạc, dụng cụ,
thiết bị.. của nhà trường…
NHÓM
5
Chi
về việc mua sắm và sửa chữa lớn
- Chi về việc mua sắm để bổ
sung, thay thế các loại đồ dùng dạy học theo tiêu chuẩn đối với từng cấp học,
trang bị cho số lớp mới phát triển thêm, hoặc trang bị bàn, ghế, bảng đen… bổ
sung cho các lớp…
Dự trù mua sắm phải căn cứ
vào tình hình thực tế, yêu cầu trước mắt và khả năng thực hiện về mọi mặt. Tận
dụng số đã có, huy động số thiết bị đã nhập nhưng chưa sử dụng , có kế hoạch
điều hoà phân phối lại số hiện có nhằm sử dụng hợp lý nhất.
- Chi về việc sửa chữa lớn
khôi phục lại trường sở, thiết bị máy móc học tập hoặc làm hàng rào, làm thêm
hố xí, hố tiêu, ngăn thêm lớp học…
Căn cứ vào tình hình tài sản,
nhà cửa, tuỳ theo khả năng về mọi mặt và căn cứ vào tình hình chi tiêu năm
trước mà dự kiến mức chi hợp lý cho năm tới.
Số chi này cần được sử dụng
đúng mục đích quy định, không dùng số tiền này để xây dựng mới nhà cửa
ngoài kế hoạch.
Ngoài ra, căn cứ vào nghị định
số 64-CP ngày 8-4-72 của Hội đồng Chính phủ và thông tư hướng dẫn thi hành của
Bộ Tài chính số 14-TC/TDT ngày 6-10-72 về điều lệ ngân sách xã đã quy định:
“chi về làm mới kể cả trang bị và sửa chữa lớn các trường học cấp I, cấp II, ở
nông thôn thuộc loại chi không thường xuyên của ngân sách xã”.
NHÓM
6
Chi
về học bổng, học phẩm cho học sinh:
- Học bổng, học phẩm cho một số
đối tượng tuỳ theo cấp học và tuỳ từng vùng khác nhau.
- Học bổng cho học sinh cấp
III có năng khiếu về toán theo quyết định số 198-CP ngày 14-9-69 của Hội đồng
Chính phủ.
- Sách giáo khoa cung cấp cho
học sinh vùng cao miền núi theo thông tư số 18-TT/LB ngày 21-8-66 của liên Bộ
Giáo dục – Tài chính. Chi phí này cho Sở, Ty giáo dục chi.
- Chế độ học bổng cho học sinh
miền Nam
ngoại trú học ở các trường phổ thông.
|