Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Thông tư 220-TT năm 1961 về việc chấn chỉnh và tăng cường xây dựng các cơ sở giao thông vận tải địa phương do Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 220-TT
Ngày ban hành 04/09/1962
Ngày có hiệu lực 19/09/1962
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Phan Trọng Tuệ
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị,Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
******

 VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 220-TT

Hà Nội, ngày 04 tháng 09 năm 1961

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC CHẤN CHỈNH VÀ TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG CÁC CƠ SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỊA PHƯƠNG

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Kính gửi:

- Ủy ban hành chính các khu, tỉnh thành.
- Các ông Giám đốc các Sở Giao thông vận tải khu, thành
- Các ông Trưởng ty Giao thông Vận tải các tỉnh.

 

Trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta, việc xây dựng sự nghiệp giao thông vận tải là một công tác hết sức quan trọng vì giao thông vận tải là một khâu không thể thiếu được trong quá trình sản xuất; đồng thời giao thông vận tải lại có quan hệ trực tiếp đến đời sống hàng ngày của nhân dân và sự nghiệp củng cố quốc phòng trong cả nước.

Giao thông vận tải của ta hiện nay bao gồm bốn ngành chủ yếu: đường sắt, đường bộ, đường sông và đường biển. Theo sự phân công, Trung ương trực tiếp quản lý các ngành đường sắt, đường biển và những đường ô tô, đường sông trên những trục giao thông chính, có liên quan đến nhiều khu vực hành chính, kinh tế, bảo đảm phục vụ những yêu cầu vận tải có tính chất chung của toàn quốc. Các địa phương có trách nhiệm, căn cứ vào đường lối, chính sách chung của Đảng và Nhà nước và tình hình cụ thể của địa phương mình, ra sức xây dựng sự nghiệp giao thông vận tải địa phương, chủ yếu trước mắt là giao thông vận tải đường bộ và đường sông, nhằm thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa cũng như sự trị an của địa phương mình, đồng thời bổ sung, tăng cường hoàn chỉnh màng lưới giao thông vận tải của toàn quốc, đảm nhiệm công việc giao thông vận tải của trung ương giao.

Từ hòa bình lập lại, các mặt công tác giao thông vận tải địa phương đã phát triển nhanh chóng, nhưng vẫn chưa kịp đáng ứng với yêu cầu. Đường sá ở nông thôn, miền núi cũng chưa phát triển được nhiều, đôi vai của người nông dân căn bản chưa được giải phóng. Sông, ngòi, bến cảng phần lớn còn ở trạng thái tự nhiên, chưa được chú trọng cải thiện. Phương tiện vận tải đã thiếu, nhưng cũng chưa được sắp xếp hợp lý để tận dụng. Việc bảo dưỡng đường sá chưa được chú trọng đúng mức, chất lượng đường không được bảo đảm.

Kiểm điểm trong những năm qua, có nhiều địa phương còn nặng phần phục vụ làm đường sá và vận tải của trung ương, có phần coi nhẹ công việc của địa phương và cũng có trường hợp trách nhiệm chưa được rõ ràng. Bộ Giao thông vận tải trực tiếp theo kế hoạch cho các Ty, các Ủy ban hành chính không có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, tình trạng bất hợp lý trên đây không thể để tồn tại được. Trong kế hoạch năm năm kinh tế địa phương phát triển nhất là nông nghiệp phải phát triển nhanh và mạnh, công nghiệp địa phương cũng đang trên đà xây dựng. Đời sống văn hóa xã hội của nhân dân ngày càng tiến bộ, do đó tổ chức giao thông vận tải ở địa phương phải được củng cố và tăng cường nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế của địa phương và hỗ trợ cho trung ương.

Để tăng cường quản lý và phát triển các mặt công tác giao thông vận tải địa phương. Bộ quy định một số vấn đề chấn chỉnh tổ chức và xây dựng các cơ sở giao thông vận tải địa phương như sau:

1. Nhiệm vụ và trách nhiệm của các Sở, Ty giao thông vận tải địa phương.

Các Sở, Ty giao thông vận tải là cơ quan quản lý toàn bộ công tác giao thông vận tải trong địa phương, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác giao thông vận tải phù hợp với đường lối, chủ trương kế hoạch của Nhà nước, và nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa và việc trị an của nhân dân trong địa phương.

Các Sở, Ty giao thông vận tải có nhiệm vụ:

a) Bảo đảm thực hiện đúng đắn các chủ trương, chính sách luật lệ của Nhà nước, các chỉ thị, thông tư, quyết định của Bộ Giao thông vận tải và của Ủy ban hành chính địa phương về công tác giao thông vận tải.

b) Căn cứ kế hoạch của Bộ Giao thông vận tải và yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa trong địa phương, lập kế hoạch xây dựng phát triển giao thông vận tải trình cấp trên phê chuẩn, tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch ấy.

c) Tổ chức và chỉ đạo công tác xây dựng các công trình giao thông về đường bộ, đường thủy của địa phương và của trung ương giao, bảo đảm nâng cao và mở rộng không ngừng màng lưới giao thông vận tải trong tỉnh.

d) Theo sự phân cấp quản lý tổ chức và chỉ đạo công tác bảo dưỡng đường bộ, đường thủy, bến tàu, bến xe và những công trình giao thông khác trong tỉnh, bảo đảm giao thông vận tải thường xuyên, liên tục và năng lực sử dụng công trình ngày một nâng cao.

đ) Tổ chức và chỉ đạo công tác vận tải bằng đường bộ và đường thủy, bảo đảm nhu cầu giao thông vận tải của địa phương cũng như của trung ương giao.

e) Tổ chức và chỉ đạo công tác sửa chữa và chế tạo các phương tiện vận tải cải tiến và bán cơ giới, kịp đáp ứng với nhu cầu phát triển vận tải trong địa phương;

g) Tổ chức và chỉ đạo việc cải tạo vận tải tư nhân, xây dựng các công tư hợp doanh và hợp tác xã vận tải và sửa chữa hoặc sản xuất các phương tiện vận tải đúng với chính sách của Nhà nước;

h) Căn cứ các quy định của Nhà nước và của Bộ Giao thông vận tải, tổ chức việc đăng ký, kiểm tra an toàn kỹ thuật các phương tiện vận tải cùng với Ty Công an địa phương, sát hạch lái xe, cấp giấy phép kinh doanh cho các chủ phương tiện vận tải trong tỉnh.

i) Tổ chức và chỉ đạo công tác xây dựng giao thông vận tải nông thôn, miền núi, bảo đảm yêu cầu đẩy mạnh sản xuất và phát triển văn hóa của nhân dân, hướng dẫn nhân dân phát triển và cải tiến các công cụ vận tải, thực hiện giải phóng đôi vai.

Để có thể bảo đảm được các nhiệm vụ quy định trên đây, bộ máy của các Sở Ty Giao thông vận tải cần được kiện toàn. Tùy theo khối lượng công việc và sự cần thiết của từng địa phương, các Sở, Ty có thể tổ chức ra các bộ phận để giúp Trưởng Phó Ty theo dõi thực hiện các mặt công tác về vận tải, kiến thiết cơ bản, quản lý đương sá, lòng lạch giao thông vận tải nông thôn, miền núi, kế hoạch, thống kê, kế toán tài vụ, cung cấp vật tư, nhân sự, giáo dục, tiền lương, văn thư, quản trị, v.v… Các mặt công tác này có thể tổ chức thành từng bộ phận chuyên trách về từng việc hoặc ghép hai, ba công việc chung. Các Sở, Ty giao thông vận tải sẽ căn cứ vào tình hình thực tế nhiệm vụ của mình để dề nghị Ủy ban hành chính địa phương quyết định việc thiết lập hay sửa đổi bộ máy cho phù hợp.

2. Công tác bảo dưỡng đường ô-tô

Để tăng cường công tác bảo dưỡng đường ôtô, trên cơ sở nguyên tắc phân chia ra các đường quốc lộ, liên tỉnh do trung ương quản lý và các đường hàng tỉnh do địa phương quản lý, cần tổ chức các Đoạn bảo dưỡng đường trên những tuyến đường thuộc trung ương quản lý. Các Đoạn bảo dưỡng đường là những đơn vị sản xuất cơ sở có nhiệm vụ tổ chức việc bảo dưỡng thường xuyên đường, cầu, phà trong phạm vi quản hạt của mình, bảo đảm công việc vận chuyển được liên tục, an toàn, tổ chức việc trồng cây khai thác tận dụng đất đai ven đường; đồng thời theo dõi, kiểm tra việc thi hành các chủ trương, chính sách, luật lệ giao thông đường bộ. Các Đoạn này chịu sự lãnh đạo hai chiều của Sở Ty Giao thông vận tải địa phương và của Cục vận tải đường bộ. Kinh phí chi tiêu của các Đoạn này do ngân sách sự nghiệp kiến thiết giao thông của trung ương đài thọ. Việc thiết lập hoặc bãi bỏ các Đoạn bảo dưỡng đường trên các tuyến đường trung ương quản lý do các Sở, Ty Giao thông vận tải và Cục Vận tải đường bộ đề nghị, Bộ Giao thông vận tải quyết định.

Đối với những tuyến đường hàng tỉnh do địa phương quản lý, nếu nơi nào lưu lượng vận chuyển nhiều cũng có thể tổ chức việc bảo dưỡng đường tương tự, tổ chức riêng biệt hay đặt dưới sự chỉ huy chung của Đoạn trung ương là tùy theo tình hình đường sá từng nơi nhiều ít để quy định.

Nơi nào lưu lượng vận chuyển chưa thật nhiều đến mức cần phải tổ chức lực lượng bảo dưỡng thường xuyên thì có thể giao cho một Đội duy tu lưu động của địa phương đảm nhiệm. Các tổ chức trên đây chi tiêu kinh phí kiến thiết kinh tế thuộc ngân sách địa phương. Việc thiết lập hay bãi bỏ các tổ chức này do Sở, Ty Giao thông vận tải địa phương đề nghị và Ủy ban hành chính tỉnh, khu hoặc thành phố ở địa phương đó quyết định.

3. Công tác quản lý đường sông.

[...]