BỘ
Y TẾ
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
1313-BYT/TT
|
Hà
Nội, ngày 01 tháng 12 năm 1958
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TRANG BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG VÀ ĐÃI NGỘ CHO CÁN
BỘ CÔNG NHÂN VIÊN LÀM CÔNG TÁC ĐIỀU TRỊ VÀ PHỤC VỤ BỆNH NHÂN LAO
Kính gửi:
|
- Các Ủy ban Hành chính khu,
thành phố, tỉnh
- Các Khu, Sở, Ty Y tế
- Các Bệnh viện, Viện Điều dưỡng
|
Ngày 15-10-1957 Bộ đã ra thông
tư số 45-BYT/TT về chế độ bồi dưỡng sức khỏe cho cán bộ, công nhân viên làm
công tác điện quang, radium công tác điều trị và phục vụ bệnh nhân lao, hủi
nhưng còn một số chế độ khác: ngừa bệnh, chữa bệnh, chế độ làm việc, nghỉ phép,
học tập v.v… chưa được quy định cụ thể.
Sau khi trao đổi với Bộ Nội vụ,
Lao động, Tài chính và được Thủ tướng phủ chuẩn y, Bộ quy định chế độ trang bị
cho những cán bộ, công nhân viên làm công tác điều trị và phục vụ bệnh nhân lao
như sau: (còn đối với cán bộ, công nhân viên phục vụ bệnh nhân hủi, công tác điện
quang, radium sẽ nghiên cứu quy định sau).
I. – TRANG BỊ
BẢO HỘ LAO ĐỘNG, ĐỀ PHÒNG NHIỄM TRÙNG
1. - Mỗi năm trang bị cho mỗi
người.
a) Những bác sĩ, y sĩ, y tá, xét
nghiệm viên trực tiếp điều trị và phục vụ bệnh nhân lao thì được trang bị:
- Hai mũ
- Bốn khẩu trao
- Hai áo choàng
- Hai quần và một áo tiện y
Và cấp thêm - Một đôi găng tay
cao su cho xét nghiệm viên vi trùng lao.
b) Hộ lý trực tiếp phục vụ bệnh
nhân lao:
- Một yếm choàng
- Một áo choàng
- Hai mũ
- Hai quần và một áo tiện y
Và cấp thêm – Một đôi đốt cao su
cho hộ lý phục vụ trách nhiệm vệ sinh (phân, đờm) cho bệnh nhân lao.
c) Cấp dưỡng ở các bệnh viện,
phân viện chuyên khoa lao hay những khu lao ở các bệnh viện khác thì được trang
bị:
- Hai mũ
- Hai yếm choàng
- Hai khẩu trao
Riêng những cấp dưỡng phải trực
tiếp mang cơm tới phòng bệnh nhân lao thì được cấp một áo choàng thay một yếm
choàng trên
d) Những người phụ trách nhà xác
phải liệm, chôn cất bệnh nhân lao bị chết thì được trang bị:
- Một bộ quần áo tiện y
- Hai khẩu trao
- Một yếm choàng
- Mội đôi găng tay cao su
- Một đôi bốt cao su.
đ) Đối với những cán bộ chính trị,
hành chính ở các bệnh viện chuyên khoa lao hay ở các bệnh viện khác có phòng
lao thỉnh thoảng phải xuống phòng lao hay phải tiếp xúc với bệnh nhân lao thì
cũng được trang bị:
- Hai khẩu trao (cho mỗi người)
- Áo choàng, mũ (cấp cho đơn vị
để khi cần xuống thăm bệnh nhân thì dùng. Số lượng sẽ tùy theo cán bộ, công việc
nhiều hay ít mà cấp, không phải mỗi người một cái).
2. - Mỗi khu điều trị của bệnh
viện chuyên khoa lao và những khu lao của những bệnh viện khác cần tổ chức.
a) Mỗi khu điều trị của những bệnh
nhân, phân viện chuyên khoa lao hoặc những khu lao của các bệnh viện khác phải
tổ chức hai phòng thay quần áo (một phòng để quần áo sạch và quần áo thường
dùng của cán bộ, công nhân viên, và một phòng để quần áo và những đồ trang bị
sau khi ở phòng bệnh nhân ra mà chưa được khử trùng). Những cán bộ, công nhân
viên sau khi ở phòng bệnh nhân lao ra phải thay quần áo ở nơi đã quy định,
không được mặc nguyên mà lên văn phòng, nhà bếp, phòng dược v.v…
b) Mỗi một bệnh viện, phân viện
chuyên khoa hoặc những khu lao của các bệnh viện lớn hay khu lao của những viện
điều dưỡng phải có một phòng khử trùng được trang bị những máy cần thiết để hấp
những thứ ở phòng bệnh nhân đưa ra trước khi mang đi nơi khác. Ngoài ra phải có
xà phòng, bàn chải, cồn rửa tay và nếu có điều kiện tổ chức được phòng tắm nước
nóng thì càng tốt.
II. - CHẾ ĐỘ
ĐÃI NGỘ
1. - Về chế độ làm việc.
Chế độ làm việc và nghỉ hàng năm
hiện đang nghiên cứu chung giữa các Bộ,các ngành thuộc loại công tác có tính chất
nguy hiểm. Trong khi chờ đợi tạm thời giải quyết cho anh chị em trực tiếp phục
vụ bệnh nhân lao sau mỗi buổi làm việc được nghỉ trước 30 phút để tắm rửa, thay
quần áo.
Đối với chị em phụ nữ có thai hoặc
có con mọn đương bú, nếu xét thấy sức khỏe của bản thân cũng như của con không
bảo đảm được công tác trực tiếp phục vụ bệnh nhân lao thì được nghiên cứu bố
trí công tác các bộ phận gián tiếp.
Những cán bộ, công nhân viên trực
tiếp phục vụ bệnh nhân lao khi đã có tiệu chứng nhiễm B.K thì được khám lại cẩn
thận, nếu xét thấy để tiếp tục công tác trực tiếp không có lợi thì đổi sang
công tác bộ phận khác.
2. - Về học tập.
Học văn hóa và chính trị theo
chương trình chung của địa phương hoặc của bệnh viện.
Học về chuyên môn thì Viện Chống
lao sẽ tổ chức mỗi năm ba đợt bổ túc đoản kỳ, mỗi đợt 15 ngày để cán bộ trung,
cao cấp công tác chuyên khoa lao có thể lần lượt về học tập (thời gian và
chương trình sẽ do Viện Chống lao nghiên cứu quy định sau). Phần bổ túc nghiệp
vụ cho cán bộ sơ cấp thì bệnh viện nào sẽ tổ chức học tập tại chức ở bệnh viện
đó mỗi năm ít nhất cũng phải bảo đảm từ 10 đến 15 ngày.
3. - Về điều trị khi bị lao.
Những cán bộ, công nhân viên trực
tiếp phục vụ bệnh nhân lao, trường hợp bị lao thì được kịp thời cho đi điều trị
hoặc điều dưỡng ngay và được hưởng tiền bồi dưỡng thêm ngoài tiêu chuẩn chung của
bệnh viện mỗi ngày 300đ, tùy theo bệnh nặng nhẹ có thể từ một tháng đến một năm
tháng. Khi đã khỏi xét thấy sức khỏe không bảo đảm thì không phân công về công
tác trực tiếp điều trị phục vụ bệnh nhân lao nữa mà được phân công công tác bộ
phận khác.
III. - ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Tất cả những trang bị trên do cơ
quan, bệnh viện dự trù kinh phí và theo dõi việc sử dụng từng cá nhân phải có
trách nhiệm bảo quản những trang bị đó, chỉ sử dụng trong lúc trực tiếp làm nhiệm
vụ. Tuy quy định thời hạn dùng 1 năm làm mốc nhưng nếu bị hỏng thì được đổi cái
mới; nếu còn tốt thì vẫn tiếp tục dùng. Trường hợp để mất không có lý do chính
đáng, thì phải mua đền. Khi đổi công tác, hoặc thôi việc thì giao trả lại cho
cơ quan.
Số tiền bồi dưỡng ở điều 3 mục
II người thuộc biên chế cơ quan, bệnh viện nào thì cơ quan, bệnh viện ấy chịu
trách nhiệm thanh toán.
Thông tư này thi hành kể từ ngày
nhận được thông tư.
Trong khi áp dụng gặp những gì
trở ngại, mắc mứu kịp thời báo cáo về Bộ để Bộ nghiên cứu thêm.
|
K.T.
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TÉ
THỨ TRƯỞNG
Phạm Ngọc Thạch
|