Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Thông tư 13/LĐTBXH-TT-1996 hướng dẫn chế độ trợ cấp khó khăn năm 1996 do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 13-LĐTBXH-TT
Ngày ban hành 08/06/1996
Ngày có hiệu lực 01/04/1996
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Người ký Trần Đình Hoan
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 13-LĐTBXH-TT

Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 1996

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 13-LĐTBXH-TT NGÀY 08 THÁNG 06 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP KHÓ KHĂN NĂM 1996

Thi hành Quyết định số 201/TTg ngày 09 tháng 4 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ trợ cấp khó khăn năm 1996, sau khi thống nhất ý kiến với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính, Ban tổ chức Trung ương, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện như sau:

I- TRỢ CẤP KHÓ KHĂN HÀNG QUÍ

1- Đối tượng được trợ cấp:

- Công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp; cán bộ, công nhân viên Đảng, đoàn thể hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (bao gồm cả người hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế hưởng lương và các chế độ như công chức, viên chức);

- Người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong lực lượng vũ trang;

- Người đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động.

2- Điều kiện hưởng trợ cấp:

Các đối tượng nêu tại điểm 1 nói trên nếu mức thu nhập bình quân đầu người trong gia đình thấp hơn 120.000 đ/tháng hoặc mức lương, thu nhập tuy không thấp nhưng đời sống quá khó khăn do đông người ăn theo, con còn đi học thì được xét trợ cấp.

Mức thu nhập bình quân trong gia đình được tính như sau:

Tổng tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập thường

Mức thu nhập xuyên khác (nếu có) của từng người trong gia đình

bình quân = ---------------------------------------------------------------

đầu người Tổng số người trong gia đình

Tổng số người trong gia đình gồm người hưởng lương, trợ cấp và số người phải trực tiếp nuôi dưỡng sống bằng tổng nguồn thu nhập trong gia đình.

3- Mức hưởng và cách xét trợ cấp:

a) Đối tượng quy định tại điểm 1, mục I nói trên nếu được trợ cấp khó khăn hằng quý thì mức trợ cấp là 100.000 đ/quý.

b) Cách xét trợ cấp:

Trợ cấp được xét mỗi quý một lần, người có đủ điều kiện hưởng trợ cấp theo quy định tại điểm 2 mục I nói trên phải làm đơn đề nghị được trợ cấp khó khăn hằng quý theo mẫu số 1 kèm theo thông tư này.

- Đối với người đang công tác:

Căn cứ vào nguồn kinh phí được phân bổ cho đơn vị và đơn đề nghị trợ cấp của công chức, viên chức, Thủ trưởng đơn vị phối hợp với tổ chức công đoàn cùng cấp xem xét và ra quyết định số người được trợ cấp. Sau đó tổng hợp theo mẫu số 2 gửi cơ quan quản lý cấp trên.

- Đối với người đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động:

Đơn đề nghị trợ cấp của cá nhân được gửi cho Uỷ ban nhân dân phường, xã thị trấn nơi sinh hoạt tổ hưu trí và lĩnh trợ cấp xem xét lập danh sách đề nghị theo mẫu số 2 gửi Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Uỷ ban nhân dân huyện căn cứ vào nguồn kinh phí được phân bổ xem xét và ra quyết định trợ cấp cho các đối tượng. Sau đó tổng hợp theo mẫu số 3 báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Hằng quý các Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp các đối tượng được trợ cấp khó khăn hằng quý theo mẫu số 3 báo cáo Liên Bộ Lao động - Thương binh và xã hội - Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ - Bộ Tài chính.

II- TRỢ CẤP KHÓ KHĂN ĐỘT XUẤT:

1- Đối tượng được trợ cấp:

Là những người gặp khó khăn đột xuất như bản thân hoặc bố, mẹ (cả bên vợ hoặc chồng); vợ (hoặc chồng); con bị ốm đau nặng, chi phí thuốc men tốn kém, hoặc bị chết, bị tai nạn, thiên tai rủi ro... cần được trợ cấp khó khăn đột xuất, bao gồm:

[...]