Thông tư 13/2013/TT-BCT sửa đổi Thông tư 22/2011/TT-BCT quy định về xây dựng, thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương

Số hiệu 13/2013/TT-BCT
Ngày ban hành 09/07/2013
Ngày có hiệu lực 09/07/2013
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Vũ Huy Hoàng
Lĩnh vực Thương mại,Bộ máy hành chính

BỘ CÔNG THƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2013/TT-BCT

Hà Nội, ngày 09 tháng 7 năm 2013

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 22/2011/TT-BCT NGÀY 31 THÁNG 5 NĂM 2011 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Pháp lệnh Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới;

Căn cứ Nghị định số 35/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội;

Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2011/TT-BCT ngày 31 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về việc xây dựng, thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2011/TT-BCT ngày 31 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về việc xây dựng, thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương

1. Bổ sung điểm d khoản 1 Điều 5 như sau:

 “d) Rà soát xác định các nội dung có liên quan đến bình đẳng giới hoặc vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới. Trong trường hợp xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới, cần dự kiến những chính sách và biện pháp để thực hiện bình đẳng giới, không phân biệt đối xử về giới; xác định nguồn nhân lực, tài chính cần thiết để triển khai thực hiện bình đẳng giới trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của đơn vị mình.”

2. Bổ sung khoản 5, Điều 7 như sau:

 “5. Trước khi gửi Vụ Pháp chế thẩm tra đối với luật, pháp lệnh, nghị định và quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đơn vị lập đề nghị phải gửi toàn bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều này đến Bộ Công an để lấy ý kiến về sự phù hợp với yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự”.

3. Bổ sung Điều 14a như sau:

 “Điều 14a. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật

Trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến bình đẳng giới, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm thực hiện quy định tại Điều 8 và Điều 10 Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới.”

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:

 “1. Trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, đơn vị chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân và các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản, có thể bằng các hình thức: lấy ý kiến trực tiếp; gửi dự thảo để góp ý; tổ chức hội thảo; thông qua trang thông tin điện tử của Chính phủ, của Bộ Công Thương hoặc các phương tiện thông tin đại chúng.

2. Đối với dự án luật, pháp lệnh, đơn vị chủ trì soạn thảo phải gửi dự thảo đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để lấy ý kiến. Trong đó, cần lấy kiến của Bộ Tài chính về nguồn tài chính, ý kiến của Bộ Nội vụ về nguồn nhân lực, ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường về tác động môi trường , ý kiến của Bộ Ngoại giao về sự tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, ý kiến của Bộ Công an liên quan đến an ninh, trật tự.

3. Đối với dự thảo nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, đơn vị chủ trì soạn thảo phải có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến theo quy định sau:

a) Đối với dự thảo nghị định của Chính phủ: Đơn vị chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; nêu những vấn đề cần xin ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến đóng góp.

Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu, giải trình những nội dung tiếp thu hoặc không tiếp thu các ý kiến đóng góp. Văn bản tiếp thu hoặc giải trình các ý kiến và dự thảo đã được tiếp thu, chỉnh lý phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, của Bộ Công Thương.

Đối với những dự thảo liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi tới Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để lấy ý kiến của các doanh nghiệp;

b) Đối với dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng: Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến của Bộ, ngành liên quan tùy theo tính chất, nội dung của dự thảo; lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Trường hợp văn bản có quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi tới Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để lấy ý kiến của các doanh nghiệp.

4. Đối với dự thảo nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến an ninh, trật tự, ngoài việc phải lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 3 Điều này, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi hồ sơ dự thảo đến Bộ Công an để lấy ý kiến về tác động của văn bản đối với yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự

5. Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổng hợp ý kiến theo các nhóm đối tượng; gửi Vụ Pháp chế để đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ văn bản tiếp thu hoặc giải trình các ý kiến và dự thảo đã được tiếp thu chỉnh lý.

[...]