Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Thông tư 09-BYT/TT năm 1960 hướng dẫn việc khám xét cho cán bộ, công nhân, viên chức thôi việc vì ốm đau, già, yếu mất sức lao động do Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 09-BYT/TT
Ngày ban hành 01/06/1960
Ngày có hiệu lực 16/06/1960
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Phạm Ngọc Thạch
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 09-BYT/TT

Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 1960 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH VIỆC KHÁM XÉT CHO CÁN BỘ, CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC THÔI VIỆC VÌ ỐM ĐAU, GIÀ, YẾU MẤT SỨC LAO ĐỘNG

Kính gửi:

- Các Bộ, các Cơ quan, Đoàn thể trung ương
- Các Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố
- Các Khu, Sở, Ty Y tế
- Các Hội đồng Giám định y khoa trung ương, khu, tỉnh, thành phố

 

Để thi hành Thông tư số 13-TTg ngày 07-01-1960 của Thủ tướng Phủ, sau khi đã thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ và Bộ Lao động, Bộ đề ra một số tiêu chuẩn về mất sức Lao động để các Hội đồng Giám định y khoa trung ương và địa phương khi khám xét cho cán bộ, công nhân, viên chức ốm đau, già, yếu, cần thôi việc vì mất sức lao động, dựa vào để tiến hành công tác được dễ dàng.

I. TIÊU CHUẨN MẤT SỨC LAO ĐỘNG(bản phân loại mất sức lao động kèm theo)

II. VẬN DỤNG TIÊU CHUẨN

Khi vận dụng tiêu chuẩn cần phải:

1. Căn cứ vào:

- Bệnh do khả năng y học của ta hiện nay chưa giải quyết được.

- Bệnh mà y học giải quyết được nhưng khả năng lao động mất trên 60% (hay còn dưới 60%).

- Tình hình sức khỏe chung suy yếu (bệnh mãn tính, già, yếu, suy nhược).

- Dựa vào trình độ mất sức lao động do các tàn tích, nguyên nhân bệnh tật tạm thời hay vĩnh viễn, và dựa vào nghề nghiệp (lao động trí óc hay chân tay) mà quy định hai loại: A và B.

A. Mất sức lao động trên 60% thì:

Cần ra ngoài biên chế (trừ lao và hủi đã có quy chế riêng).

Cần đi an dưỡng.

B. Mất sức lao động dưới 60% thì:

Còn đảm bảo công tác ngày 4 giờ trong thời gian 3, 4 tháng sau khi mới điều trị khỏi.

Lao động nhẹ được, công tác tĩnh tại được.

2. Cần kết hợp với cơ quan có cán bộ để biết rõ thực trạng sức khỏe của cán bộ, công nhân, viên chức đó ở cơ quan (phải có bệnh án của đương sự báo cáo và nhận xét tình hình tư tưởng, tình hình lao động của cán bộ trong thời gian qua ở cơ quan).

Khi Hội đồng khám xét xong cần phải ghi rõ bệnh án, có giấy chẩn đoán điện quang (đối với bệnh có chẩn đoán điện quang) kèm theo ý kiến đề nghị loại A hay B theo chuẩn đã quy định và gửi thẳng cho cơ quan đương sự (không giao cho đương sự).

Thông tư này giúp cho sự quyết định của các cơ quan có thẩm quyền được dễ dàng nhưng khi vận dụng tiêu chuẩn cần phải linh hoạt không máy móc mà vẫn không ảnh hưởng đến việc đảm bảo chính sách.

Trong khi vận dụng tiêu chuẩn có khó khăn, trở ngại gì các Hội đồng Giám định y khoa báo cáo ngay cho Bộ biết.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ




Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch

 

 

 

 

[...]