Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Thông tư 013-TTg năm 1960 quy định chế độ trợ cấp đối với cán bộ, công nhân, viên chức thôi việc vì già, yếu, mất sức lao động do Phủ Thủ tướng ban hành

Số hiệu 013-TTg
Ngày ban hành 07/01/1960
Ngày có hiệu lực 01/01/1960
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Phủ Thủ tướng
Người ký Phạm Hùng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính

  PHỦ THỦ TƯỚNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 013-TTg

Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 1960 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC THÔI VIỆC VÌ GIÀ, YẾU, MẤT SỨC LAO ĐỘNG

Hiện nay, do yêu cầu kiện toàn tổ chức và yêu cầu sản xuất, các cơ quan, xí nghiệp cần phải giải quyết cho một số cán bộ, công nhân, viên chức già, yếu, mất sức lao động, không thể tiếp tục công tác được nghỉ việc.

Căn cứ nghị quyết của hội nghị Thường vụ Hội đồng Chính phủ họp ngày 2 tháng 12 năm 1959.

Theo đề nghị của Bộ Nội vụ, Lao động, nay Thủ tướng Chính phủ ban hành một chế độ trợ cấp đối với cán bộ, công nhân, viên chức thôi việc vì già, yếu, mất sức lao động, không thể tiếp tục làm việc, để khi về có điều kiện duy trì sinh hoạt.

Chế độ trợ cấp quy định như sau:

I. HƯỚNG GIẢI QUYẾT

Đối với cán bộ, công nhân, viên chức già yếu, mất sức lao động, trước hết các cơ quan, xí nghiệp cần cố gắng sắp xếp để sử dụng vào những công việc nhẹ, hợp với khả năng của mỗi người, và được hưởng lương theo công việc mới.

Nếu không còn sức lao động, không thể tiếp tục công tác và không sắp xếp vào việc gì được nữa thì cho thôi việc.

II. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP

Được hưởng trợ cấp này là những cán bộ, công nhân, viên chức ở trong biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các doanh nghiệp, xí nghiệp, công, nông, lâm trường, kể cả các cơ quan của đoàn thể đã công tác được 3 năm trở lên, nay vì tuổi già, sức yếu, hoặc vì ốm đau lâu ngày thành kinh niên, bệnh viện không chữa được, không thể tiếp tục làm việc, được cơ quan, xí nghiệp giải quyết cho thôi việc, về địa phương hoặc vào trại an dưỡng.

Riêng đối với người bị tai nạn lao động trước đây nay trở thành tàn phế, mất sức lao động thì dù thời gian làm việc chưa đủ 3 năm cũng được hưởng chế độ này.

Còn những người chưa đủ 3 năm công tác, nếu thôi việc vì mất sức lao động mà không phải vì tai nạn lao động mà không phải vì tai nạn lao động, vẫn thi hành theo nghị định số 594-TTg.

III. CÁC KHOẢN TRỢ CẤP

1. Trợ cấp bản thân:

a) Những cán bộ, công nhân,  viên chức (kể cả công nhân, viên chức lưu dụng) đã được sắp xếp vào các thang lương chung, được trợ cấp hàng tháng bằng 30% lương cấp bậc (lương chính không kể các khoản phụ cấp) và từ năm công tác thứ tư trở lên, cứ thêm 1 năm được thêm 1% lương cấp bậc.

b) Công nhân, viên chức lưu dụng chưa sắp xếp vào các thang lương chung vẫn còn hưởng nguyên lương, thì được trợ cấp hàng tháng bằng 30% lương chính (không kể các khoản phụ cấp) và từ năm công tác thứ tư trở lên, cứ thêm 1 năm được thêm 1% lương chính, nhưng mức trợ cấp tối đa không được quá 85 đồng… (Thâm niên của công nhân, viên chức lưu dụng tính từ ngày làm việc cho Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa).

- Khoản trợ cấp hàng tháng nói trên nếu dưới mức tối thiểu như sau, thì được nâng lên cho đủ:

12 đồng đối với người ở nông thôn.

15 đồng đối với người ở thành phố.

- Những người tàn phế, mất sức lao động do tai nạn lao động, ngoài mức trợ cấp trên, còn được hưởng thêm từ 5% đến 10% lương cấp bậc hay lương chính, tùy theo mức độ thương tật.

2. Trợ cấp con:

Những người đang được trợ cấp con được tiếp tục lĩnh trợ cấp theo chế độ hiện hành.

Hai khoản trợ cấp trên đây sẽ được hưởng trong thời hạn 2 năm, và lĩnh cùng một lúc từng 3 tháng một.

3. Trợ cấp khi mới thôi việc:

a) Nếu về gia đình:

- Cán bộ, công nhân, viên chức đã có từ 3 đến 5 năm công tác trong biên chế Nhà nước được trợ cấp 100 đồng.

- Cán bộ, công nhân, viên chức đã có trên 5 năm đến dưới 10 năm công tác được trợ cấp : 150 đồng.

[...]