Thông tư 32-BYT-TT-1964 hướng dẫn thi hành Thông tư 65-TTg-NC-1964 giải quyết vấn đề công nhân, viên chức mất sức lao động ở các xí nghiệp, công trường do Bộ Y Tế ban hành
Số hiệu | 32-BYT-TT |
Ngày ban hành | 10/11/1964 |
Ngày có hiệu lực | 10/11/1964 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Y tế |
Người ký | Phạm Ngọc Thạch |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương,Thể thao - Y tế |
BỘ
Y TẾ |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 32-BYT-TT |
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 1964 |
Kính gửi: Các sở, ty y tế
Thủ tướng chính phủ đã ban hành
thông tư số 65-TTg-NC ngày 1-7-1964 quy định các chính sách, chế độ, kế hoạch để
giải quyết cho công nhân, viên chức mất sức lao động ở xí nghiệp, công trường,
nông trường, lâm trường.
Bộ Y tế có thông tư này gửi các Sở, Ty Y tế hướng dẫn cụ thể thêm việc vận dụng
các tiêu chuẩn mất sức lao động và các chế độ bồi dưỡng, thuốc men, điều dưỡng
như sau:
I. TỔ CHỨC CÁC HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH SỨC KHỎE
Ở mỗi xí nghiệp, công trường, nông trường tổ chức một Hội đồng giám định sức khỏe. Nơi nào ít người có thể tổ chức liên cơ quan một Hội đồng, không qua Hội đồng Giám định Y khoa ở các thành, tỉnh.
Thành viên của các Hội đồng theo đúng như thông tư số 65-TTg-NC đã quy định.
Đối với các cơ quan không có y bác sĩ phụ trách thì y tá phụ trách y tế cơ quan có trách nhiệm lập hồ sơ bệnh án của từng người trong quá trình theo dõi bệnh tật, sức khỏe để trình bày với Hội đồng. Mặt khác, cơ quan nên liên hệ xin y bác sĩ của ngành y tế địa phương về tham dự. Các Sở, Ty Y tế có nhiệm vụ cử cán bộ giúp đỡ.
Những trường hợp khiếu nại thì Hội đồng báo cáo lên Hội đồng xét duyệt thành, tỉnh quyết định. Ngành chủ quản không có Hội đồng xét duyệt mà chỉ cử cán bộ theo dõi và liên hệ mật thiết với Hội đồng xét duyệt thành, tỉnh khi có trường hợp khiếu nại để giải quyết cho có kết quả tốt.
II. VẬN DỤNG TIÊU CHUẨN MẤT SỨC LAO ĐỘNG
Chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn mất sức lao động của Bộ Y tế (thông tư số 09-BYT-TT ngày 01-6-1960).
1. Phân loại sức khỏe.
a) Phải đảm bảo đầy đủ những nguyên tắc sau đây:
- Thật sự khách quan về tỉ lệ tiêu chuẩn mất sức lao động;
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bệnh án về quá trình diễn biến bệnh tật đã được điều trị ở bệnh viện, bệnh xá, phòng y tế, điều dưỡng, các chế độ thuốc men, bồi dưỡng, ngày nghỉ việc hàng năm đã được thực hiện…;
- Tình hình sức khỏe, bệnh tật hiện tại.
b) Loại A. Tỷ lệ mất sức lao động 60% trở lên thì cho thôi việc.
c) Loại B. Tỷ lệ mất sức lao động từ 40 – 59%, là những bệnh cần được nghỉ ngơi, bồi dưỡng một thời gian độ một tháng đến sáu tháng thì sức khỏe sẽ bình phục có thể tiếp tục công tác được.
Tỷ lệ mất sức lao động rất phức tạp. Trong thông tư số 65-TTg-NC có quy định 40 – 59% và 60% để làm cơ sở phân loại A và B, nên khi phân loại cần phải dựa vào những yếu tố:
- Quá trình bệnh tật biến diễn tốt hay xấu;
- Thời gian điều trị, điều dưỡng, nghỉ ngơi nhiều hay ít;
- Sức khỏe hiện tại và triển vọng (nếu có thể được).
2. Đối với bệnh đang điều trị nội trú:
Những người nằm ở bệnh viện, bệnh xá đã ba, bốn năm vẫn để nằm tới khi bệnh viện, bệnh xá cho ra, lúc đó sẽ khám lại tùy theo tình hình sức khỏe và bệnh tật mà phân loại A hay B.
3. Đối với các bệnh mãn tính.
Các bệnh mãn tính như đau dạ dày, ruột, gan, thấp khớp… đang điều trị ngoại trú thì sẽ căn cứ vào tình hình bệnh tật, thời gian đã được điều trị và sức khỏe hiện tại mà phân loại, hoặc nếu thật cần thiết cho tiếp tục điều trị, nghỉ ngơi bồi dưỡng, thêm rồi sẽ phân loại ( thời gian nghỉ ngơi bồi dưỡng, điều trị này không nên quá ba tháng) tối đa sáu tháng.
Riêng đối với các bệnh lao phổi, hủi, tinh thần kinh cũng theo tiêu chuẩn đã quy định ở thông tư số 09-BYT-TT ngày 1-6-1960. Các trường hợp khác cũng áp dụng như các bệnh mãn tính. Khi cần thiết phải xác định thêm về chuyên khoa thì Hội đồng giám định sức khỏe gửi Hội đồng Giám định Y khoa thành, tỉnh (kèm theo hồ sơ bệnh án và ý kiến của Hội đồng). Hội đồng giám định Y khoa nghiên cứu hồ sơ khám xét lại, rồi báo cáo với Hội đồng xét duyệt thành, tỉnh quyết định.