Thông tư 03/2002/TT-NHNN về việc Quản lý tiền ký quỹ của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành do Ngân hàng Nhà nước ban hành

Số hiệu 03/2002/TT-NHNN
Ngày ban hành 05/04/2002
Ngày có hiệu lực 05/04/2002
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Ngân hàng Nhà nước
Người ký Nguyễn Thị Kim Phụng
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Tiền tệ - Ngân hàng

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2002/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2002

 

THÔNG TƯ

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 03/2002/TT-NHNN NGÀY 05 THÁNG 4 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN VỀ QUẢN LÝ TIỀN KÝ QUỸ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH LỮ HÀNH

Thực hiện Điều 4 và Điều 6 Nghị định số 27/200//NĐ-CP ngày 05/6/2001 của Chính phủ "Về việc kinh doanh lữ hành, hướng dẫn đu lịch", Ngân hàng Nhà nước hướng đẵn cụ thể về quản lý tiền ký quỹ của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành gửi tại các Ngân hàng thương mại như sau:

I- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH

1. Thông tư này áp dụng đối với các Ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng).

2. Việc mở tài khoản và nộp tiền ký quỹ của các doanh nghiệp để được phép kinh doanh lữ hành hoạt động tại Việt Nam phải chấp hành đúng các quy định của Thông tư này và các thủ tục gửi, thanh toán tiền theo quy định của Ngân hàng phù hợp với pháp luật hiện hành.

II- MỞ, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ TÀI KHOẢN TIỀN KÝ QUỸ KÍNH DOANH LỬ HÀNH

3. Tiền ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải dược gửi vào tài khoản (phong tỏa) tại Ngân hàng (nơi doanh nghiệp mở rài khoản giao dịch chính) và doanh nghiệp không được sử dụng số tiền ký quỹ này trong suốt thời gian hoạt động kinh doanh lữ hành.

4. Trách nhiệm của doanh nghiệp (chủ tài khoản)

4.1- Không được sử dụng sai mục đích số tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành, doanh nghiệp chỉ được sử dụng số tiền ký quỹ để thanh toán, bồi thường cho khách du lịch trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm hợp đồng với khách du lịch hoặc có rủi ro đột xuất xảy ra với khách du lịch trong khi tổ chức thực hiện chương trình du lịch.

4.2- Luôn phải duy trì đủ mức số dư trên tài khoản theo đúng quy định; trong trường hợp số dư trên tài khoản này thấp hơn mức qui định, doanh nghiệp phải nộp bổ sung tiền cho đủ mức ký quỹ qui định.

4.3- Chấp hành đầy đủ và đúng các quy định hiện hành có liên quan đếm việc sử dụng tài khoản ký quỹ này: mở, nộp tiền, nộp bổ sung tiền ký quỹ...

5. Trách nhiệm của Ngân hàng

5.1 - Hướng dẫn doanh nghiêm kinh doanh lữ hành thực hiện đúng các quy định về mở tài khoản, nộp tiền ký quỹ vào tài khoản, sử dụng tài khoản và các quy định có liên quan đến tài khoản này.

5.2- Phong toả khoản tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành và thực hiện tính trả lãi cho số dư tiền ký quỹ theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn gửi tại Ngân hàng. Cuối tháng, tính trả lãi cho doanh nghiệp và hạch toán vào tài khoản tiền gửi hay trả bằng tiền mặt.

3- Cấp giấy chứng nhận Tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành cho doanh nghiệp (theo Phụ lục số 1 đình kèm Thông tư này)

5 .4- Trường hợp doanh nghiệp vi phạm hợp đồng hoặc có rủi ro đột xuất xây ra với khách du lịch và có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch hoặc của toà án) buộc doanh nghiệp phải bồi thường thiệt hại, Ngân hàng được quyền trích tài khoản tiền ký quỹ để thực hiện việc thanh toán đó, sau khi trừ chi phí dịch vụ Ngân hàng. .

5.5- Yêu cầu doanh nghiệp nộp bổ sung đầy đủ số tiền phải ký quỹ trong thời hạn 01 tháng (kể từ ngày tiền được trích từ tài khoản tiền ký quỹ để thanh toán, bồi thường cho khách du lịch). Sau thời hạn trên, doanh nghiệp không bổ sung đầy đủ số tiền ký quỹ, Ngân hàng thông báo cho Tổng cục Du lịch hoặc Sở du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để có biện pháp xử lý.

5.6- Hoàn trả tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành cho doanh nghiệp trong những trường hợp sau đây:

- Có thông báo của Tổng cục du lịch vê việc doanh nghiệp không được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;

- Có quyết định của Tổng cục du lịch về việc thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của doanh nghiệp;

- Có quyết định của Cơ quan đăng ký kinh doanh về việc thu hồi đăng ký kinh doanh hoặc xoá ngành nghề kinh doanh lữ hành trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

III. THÔNG TIN BÁO CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

6. Hàng quý, chậm nhất vào ngày 15 của tháng đầu quý sau, các Ngân hàng thương mại có nhận tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành phải lập và gửi báo cáo đầy đủ cho Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Ngân hàng nhà nước) về tình hình nhận tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành của hệ thống Ngân hàng mình (theo Phụ lục số 2 đính kèm Thông tư này).

7. Các Ngân hàng và doanh nghiệp có hành vi vi phạm các quy định của Thông tư này thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo các quy định hiện hành của pháp luật.

IV- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 8. THÔNG TƯ NÀY CÓ HIỆU LỰC THI HÀNH KỂ TỪ NGÀY KÝ

8. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

9. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị vàTổng giám đốc (Giám đốc) Ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư này.

[...]