Thông tư 03/1999/TT-TCHQ hướng dẫn nghiệp vụ công tác pháp chế của Tổng cục Hải quan do Tổng cục hải quan ban hành

Số hiệu 03/1999/TT-TCHQ
Ngày ban hành 16/06/1999
Ngày có hiệu lực 01/07/1999
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Tổng cục Hải quan
Người ký Nguyễn Ngọc Túc
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

TỔNG CỤC HẢI QUAN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03/1999/TT-TCHQ

Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 1999

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC PHÁP CHẾ CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN

Thi hành Nghị định số 94/CP ngày 6/9/1997 về Tổ chức Pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Nghị định số 101/CP ngày 23/9/1997 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể một số điểm về nghiệp vụ pháp chế trong ngành Hải quan như sau:

A. CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT

I. LẬP DỰ KIẾN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG PHÁP LUẬT:

1. Đối với văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của cấp trên ban hành:

Căn cứ vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được Quốc Hội thông qua hàng năm, chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và yêu cầu quản lý Nhà nước của Ngành Hải quan trong từng thời kỳ, Tổng cục Hải quan phải lập dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định để trình Chính phủ theo nguyên tắc và trình tự như sau:

1.1. Chậm nhất là ngày 25 tháng 6 hàng năm, Vụ Pháp chế phải có văn bản gửi đến các Cục, Vụ và cấp tương đương (gọi tắt là đơn vị) thuộc Tổng cục Hải quan để yêu cầu gửi kiến nghị về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các mối quan hệ thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hải quan, bao gồm văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc Hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan phải gửi đến Vụ Pháp chế kiến nghị về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật do đơn vị mình đề xuất.

1.2. Khi kiến nghị ban hành văn bản quy phạm pháp luật nêu ở điểm 1.1 trên đây, các đơn vị phải nêu rõ những vấn đề chủ yếu sau:

Sự cần thiết phải ban hành văn bản (những đòi hỏi về mặt khách quan, chủ quan);

Hình thức văn bản (luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị,...);

Đối tượng điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh và bố cục văn bản cần ban hành;

Dự kiến đơn vị chủ trì soạn thảo, các đơn vị tham gia trong Ban Dự thảo, Tổ Biên tập (bao gồm cả cơ quan hữu quan phối hợp tham gia dự thảo trong trường hợp cần thiết);

Thời gian, trình tự thực hiện và tiến độ hoàn thành dự thảo trình cấp có thẩm quyền và các điều kiện cần thiết bảo đảm cho việc soạn thảo văn bản.

Nếu hình thức văn bản là luật, pháp lệnh của Quốc Hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội; nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ thì đơn vị có kiến nghị ban hành văn bản phải làm Tờ trình của Tổng cục trưởng gửi cấp có thẩm quyền xem xét.

1.3. Trong thời gian 7 ngày, kể từ ngày hết hạn nhận danh mục văn bản do các đơn vị gửi đến, Vụ Pháp chế có nhiệm vụ tổng hợp thành Bản Dự kiến chương trình xây dựng pháp luật của Tổng cục Hải quan để trình Tổng cục trưởng cho ý kiến và quyết định.

Bản Dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm được gửi đến Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ chậm nhất là ngày 15 tháng 7 năm trước.

Bản Dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết, nghị định của Chính phủ hàng năm được gửi đến Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp chậm nhất là ngày 15 tháng 10 năm trước.

1.4. Sau khi Chương trình xây dựng pháp luật của Tổng cục Hải quan đựợc cấp có thẩm quyền chính thức chấp thuận, Vụ Pháp chế lập kế hoạch chi tiết trình Tổng cục trưởng quyết định việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng pháp luật; phân công cán bộ theo dõi, đôn đốc và trực tiếp tham gia cùng với các đơn vị được Tổng cục trưởng giao chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện nghiêm túc trình tự, tiến độ thời gian đề ra, đảm bảo chất lượng dự án.

1.5. Căn cứ vào thời hạn quy định tại Điều 10 Nghị định 101/CP ngày 23/9/1997, Vụ Pháp chế có trách nhiệm dự thảo ý kiến tham gia của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về dự kiến Chương trình xây dựng pháp luật của Chính phủ gửi đến.

1.6. Ba tháng, sáu tháng, một năm hoặc khi có yêu cầu, Vụ Pháp chế phải báo cáo Tổng cục trưởng về tình hình thực hiện kế hoạch xây dựng pháp luật, kịp thời xin ý kiến chỉ đạo của Tổng cục trưởng đối với những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

2. Đối với văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành:

Đối với văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành thì chậm nhất là ngày 1 tháng 10 hàng năm Vụ Pháp chế phải gửi đến các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan để yêu cầu kiến nghị về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực đơn vị mình phụ trách. Các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan phải gửi đến Vụ Pháp chế và Văn phòng Tổng cục bản Dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chậm nhất là ngày 15 tháng 10 để hai đơn vị này thống nhất trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định.

Bản Dự kiến chương trình xây dựng pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Tổng cục Hải quan cũng phải nêu rõ các yêu cầu quy định tại điểm 1.2 trên đây đối với từng dự án.

II. THẨM ĐỊNH VỀ MẶT PHÁP LÝ DỰ THẢO CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO CÁC ĐƠN VỊ THUỘC TỔNG CỤC HẢI QUAN CHỦ TRÌ SOẠN THẢO:

1. Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định 94/CP ngày 6/9/1997 thì tất cả dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật và có tính quy phạm pháp luật do các đơn vị khác thuộc Tổng cục Hải quan soạn thảo phải gửi đến Vụ Pháp chế để thẩm định về mặt pháp lý trước khi trình Tổng cục trưởng ký ban hành hoặc ký trình Thủ tướng Chính phủ hoặc Chính phủ. Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật gửi đến Vụ Pháp chế để thẩm định phải là dự thảo lần cuối cùng.

Nội dung thẩm định bao gồm:

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ